Dư luận Mỹ đang xôn xao bàn luận về vấn đề Tổng thống Obama sang thăm Việt nam.Chủ yếu sẽ đề cập đến lợi ích chung của hai nước về an ninh,kinh tế,nhân quyền.Và việc Việt nam tạo sức ép lên Hoa kỳ về lệnh cấm vận vũ khí.
Các vấn đề này là sức ép của Việt Nam đòi Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí, lo ngại về các vi phạm nhân quyền và thương mại song phương.
Tác giả của bài viết, Thomas Maresca, nói Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ cần bỏ cấm vận vũ khí để đối trọng với chuyện Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ là đề tài của Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ, được phát từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi, mời quý vị đón theo dõi tại đây.
Ông cũng dẫn lời nhà quan sát Việt Nam Carl Thayer từ Úc nói có thể đây là thời điểm chính trị thích hợp để ông Obama bỏ cấm vận vì nhiệm kỳ của ông gần hết và ông tập trung vào di sản mà ông sẽ để lại.
Nhưng, theo tác giả bài viết, vấn đề trở ngại đối với việc bỏ cấm vận chính là tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam dù có quan chức Mỹ nói Hà Nội đã có "một số tiến bộ" khi ký các công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và về quyền của người khuyết tật trong mấy năm qua.
Về thương mại, Việt Nam là một trong 12 nước thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Lợi ích gần nhau
Chuyến thăm sắp tới của Obama tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được nhiều báo Hoa Kỳ đề cập tới.
Hôm 14/5, Washington Post có bài "Ông Obama phải nói gì ở Việt Nam" trong đó nói lợi ích của Hoa Kỳ và Việt Nam về thương mại và an ninh đang ngày càng gần nhau hơn.
Đảng Cộng sản giữ độc quyền quyền lực và hạn chế các quyền văn bản như tự do ngôn luận, ý kiến, báo chí, lập hội và tôn giáo, thường là qua trấn áp và hành hạ thể xác.
Xã luận của Washington Post
Bài xã luận viết: "... Ông Obama phải để ý tới tình trạng nhân quyền ảm đạm của Việt Nam. Dù Việt Nam phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây, họ vẫn là nhà nước độc đảng vốn tước đoạt tự do của người dân và cai quản bằng sức mạnh.
Ban Biên tập của tờ báo cũng viết: "Việc bỏ cấm vận vũ khí xem ra có thể chấp nhận được nhưng Obama cần cương quyết đòi có cải thiện nhân quyền thực sự trước khi làm [như vậy].
"Đảng Cộng sản giữ độc quyền quyền lực và hạn chế các quyền văn bản như tự do ngôn luận, ý kiến, báo chí, lập hội và tôn giáo, thường là qua trấn áp và hành hạ thể xác.
"Bộ luật hình sự của đất nước này cũng hình sự hóa việc thực hiện nhiều quyền căn bản."
'Hy vọng' bỏ cấm vận vũ khí
Trong khi đó Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời ông Phạm Quang Vinh, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, nói ông "tin rằng sẽ có những thỏa thuận lớn trong những vấn đề này, từ hợp tác kinh tế cho đến những lĩnh vực hợp tác khác."
Ông Vinh cũng nói thêm:
"Nếu chúng ta nhìn lại 20 năm quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ và đặc biệt là 10 năm qua thì đây là chuyến thăm kế tiếp thứ 3 của 3 đời Tổng thống liên tục của Mỹ. Trong 10 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc.
"Thứ nhất, quan hệ thương mại song phương đã lên tới 45 tỷ USD, gấp 90 lần so với 20 năm trước đây. Thứ hai, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, hai nước đã hình thành được khuôn khổ quan hệ lâu dài, ở đây là khuôn khổ Đối tác toàn diện được ký kết năm 2013 và đặc biệt là chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015 đã thông qua tuyên bố tầm nhìn về quan hệ hai nước. Đây là nền tảng và cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai nước mạnh hơn nữa.
"Bên cạnh đó, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục, giao lưu nhân dân cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên."
Riêng về việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, ông Vinh được dẫn lời nói:
"Tôi cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là cần thiết và càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu đạt được trong chuyến thăm này thì đó là điều rất tốt cho quan hệ hai nước.
"Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ chứng tỏ rằng sau 20 năm, trở ngại cuối cùng được dỡ bỏ để quan hệ hai nước được bình thường hóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, dỡ bỏ lệnh cấm vận này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước, qua đó mở ra các cơ hội hợp tác mới. Do đó, tôi đặt nhiều hy vọng vào điều này."