Trung Quốc đang ngày cành lộng hành trên biển Đông. Mới đây nước này lại ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt trên vùng biển này. Đằng sau chiêu bài này là cả một sự tính toán thâm hiểm của Trung Quốc.
Lệnh cấm của Trung Quốc là phi pháp, vô giá trị
Chinanews hôm 5/5 đưa tin, Cục trưởng Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Triệu Hưng Vũ tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông từ ngày 16/5 - 1/8. Trong thời gian này, họ sẽ gia tăng việc "tuần tra" giám sát thực thi lệnh cấm đánh bắt với ṇng cốt là lực lượng tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu của cơ quan ngư nghiệp địa phương của nước ngày thực hiện. .
Ngư dân Việt Nam sẽ không v́ lệnh cấm phi lư của Trung Quốc mà ngừng ra biển! (Ảnh: HC)
Trao đổi với PV Infonet sáng 16/5, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản – Thương mại Thuận Phước, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng nêu rơ, đây không phải lần đầu tiên mà đă gần 10 năm nay Trung Quốc áp đặt lệnh cấm này. Tuy nhiên đây là lệnh cấm đơn phương và phi pháp khi áp đặt trên gần như toàn bộ Biển Đông, kéo dài đến vĩ tuyến 12, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“10 năm nay rồi, cứ đến thời điểm này là họ lại đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Tuy nhiên như lâu nay chúng ta đă khẳng định, Trung Quốc không có quyền đơn phương áp đặt lệnh cấm trên vùng biển không phải của họ mà là của Việt Nam. Chính v́ vậy, dù Trung Quốc có áp đặt như thế nào th́ ngư dân Việt Nam vẫn không coi lệnh cấm của họ là có giá trị và vẫn đánh bắt cá b́nh thường trên ngư trường truyền thống của ḿnh, một khi Chính phủ Việt Nam c̣n cho phép họ đánh bắt cá trên vùng biển đó!” – ông Trần Văn Lĩnh nói.
Mỗi lần Trung Quốc ban hành “lệnh cấm” là chuẩn bị cho bước bá quyền tiếp theo!
Theo quan sát của ông Trần Văn Lĩnh, mỗi lần Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá luôn là bước mở đầu cho các “sự kiện” lớn tiếp theo nhằm khẳng định sự bá quyền của họ trên Biển Đông.
Giữa năm 2014, họ đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá cũng là lúc họ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lănh hải của Việt Nam. Lần này họ đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trong bối cảnh Ṭa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague sắp ra phán quyết về việc Philippines kiện Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lư trên Biển Đông...
“Họ nói lệnh cấm đánh bắt cá áp dụng với tàu thuyền Trung Quốc và nước ngoài, nhưng thực ra chỉ nhằm tạo cớ cản trở ngư dân Việt Nam và ngư dân các nước trong khu vực ra biển làm ăn sinh sống chứ chẳng có giá trị ǵ đối với tàu đánh cá của Trung Quốc. Như khi họ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng chủ quyền lănh hải của Việt Nam hồi giữa năm 2014 th́ đó cũng là thời điểm họ áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Tuy nhiên, tại hiện trường quanh giàn khoan Hải Dương 981 vẫn dày đặc tàu cá Trung Quốc. Và chính tàu của Trung Quốc đă đâm ch́m tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng.
Nếu đó là tàu cá Trung Quốc th́ chứng tỏ lệnh cấm đánh bắt cá hoàn toàn không có giá trị đối với tàu cá của họ, mà chỉ được họ đưa ra để có cớ gây hấn, tấn công, cướp phá, thậm chí là bắt giữ, hay tàn bạo hơn là đâm ch́m tàu của ngư dân các nước khác, trong đó có ngư dân Việt Nam. Hai là, nếu đó không phải tàu cá th́ chính là tàu chấp pháp như hải cảnh, hải giám... của Trung Quốc. Như vậy chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động vô nhân đạo đă gây ra đối với ngư dân Việt Nam chứ không thể im lặng suốt từ đó đến giờ!” – ông Trần Văn Lĩnh phân tích.
Chính Trung Quốc mới là kẻ thảm sát nguồn lợi thủy sản của Biển Đông!
Đối với cái gọi là “bảo vệ nguồn lợi thủy sản” mà Trung Quốc đưa ra để biện minh cho việc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, ông Trần Văn Lĩnh cũng cho rằng “thực ra lệnh cấm đó chỉ nhằm ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển truyền thống của ḿnh chứ không có ư nghĩa bảo vệ đàn cá ǵ cả!”.
Ông Trần Văn Lĩnh phân tích thêm: “Cá có rất nhiều chủng loại. Có chủng loại sinh sản vào mùa này, nhưng cũng có chủng loại sinh sản vào mùa khác. Nên theo thông lệ quốc tế, nếu cấm biển tức là cấm đánh bắt chủng loại ǵ vào mùa nào nhằm bảo vệ cho chủng loại cá đó sinh sản, chứ không có chuyện cấm hẳn cả mùa biển đối với tất cả các chủng loại...”.
Ông Trần Văn Lĩnh cũng chỉ rơ, việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt là để mở đường cho tàu cá của họ tràn xuống Biển Đông, và chính ngư dân Trung Quốc mới là đối tượng thảm sát nguồn lợi thủy sản của Biển Đông bằng việc mỗi năm đánh bắt tới hơn 13 triệu tấn hải sản trên vùng biển này, khiến môi trường biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Lĩnh nhấn mạnh: “Âm mưu của Trung Quốc là làm cho ngư dân chúng ta kiệt quệ về nguồn lợi lẫn ư chí để không c̣n tham gia vào việc đánh bắt hải sản trên Biển Đông. Ở Hoàng Sa th́ họ phá hoại các rạn san hô để không c̣n cá nữa. Họ dùng ánh sáng cực mạnh, các loại lưới cực nhỏ để đánh bắt và tràn hàng ngàn chiếc thuyền xuống Biển Đông trong mùa cá sinh sản để tiêu diệt hết nguồn lợi cá của ḿnh.
Tôi cho đó là mặt trận thứ nhất, nghĩa là đánh kiệt về mặt tài nguyên để ḿnh không c̣n ư muốn ra biển nữa. Mặt trận thứ hai là đánh kiệt quệ về mặt ư chí bằng cách xua đuổi, ăn cướp để ngư dân ḿnh sợ hăi mà không dám ra biển nữa. Và một khi ngư dân của chúng ta không c̣n động lực để ra biển, không ư chí để ra biển nữa th́ chúng ta sẽ thả biển, để họ lộng hành coi Biển Đông như ao nhà của họ, làm phên dậu cho họ. Đó là chiến lược rất lâu dài của Trung Quốc!”.
Mong các lực lượng chấp pháp Việt Nam sát cánh hơn nữa với ngư dân
Trong bối cảnh đó, ông Trần Văn Lĩnh cho hay, bà con ngư dân ghi nhận việc gần đây các cơ quan chấp pháp của Việt Nam đă xuất hiện nhiều hơn và mạnh tay hơn trong việc xua đuổi các tàu cá và tàu quân sự giả trang thành tàu cá của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam.
Đặc biệt, ông Lĩnh chia sẻ, bà con ngư dân rất phấn khởi là trong dịp tiếp xúc cử tri TP.HCM mới đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đă yêu cầu các cơ quan chức năng phải có mặt bên cạnh ngư dân khi có vụ việc xảy ra, bảo vệ bà con ngư dân và thu thập mọi bằng chứng để đấu tranh với phía Trung Quốc.
“Theo tôi, lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt là một sự vi phạm nhân quyền v́ nó ngăn cản ngư dân Việt Nam làm ăn, sinh sống một cách hợp pháp trên ngư trường truyền thống mà cha ông họ đă khai thác từ hàng ngàn năm nay. V́ vậy, hơn ai hết, ngư dân Việt Nam sẽ không chấp hành lệnh cấm này mà vẫn tiếp tục ra khơi bám biển để làm ăn, sinh sống và bảo vệ ngư trường của ḿnh.
Bên cạnh đó, bà con ngư dân cũng mong muốn các lực lượng chấp pháp của Việt Nam sát cánh chặt chẽ hơn nữa với ngư dân trên biển để bà con yên tâm bám biển sản xuất, bảo vệ ngư trường truyền thống của ḿnh, đồng thời thu thập các chứng cứ cần thiết về những hành động phi pháp của Trung Quốc khi gây hấn, tấn công, cướp phá, bắt giữ, thậm chí là đâm ch́m tàu của ngư dân Việt Nam để đưa ra công luận quốc tế nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền lănh hải của ḿnh!” – ông Trần Văn Lĩnh nói.
VietBF © Sưu Tầm