Hết việc kích hoạt hệ thống lá chắn tên lửa tại Rumani, Mỹ tiếp tục tập trận ở Đông Âu nhằm "tăng cường sự ổn định" trong khu vực khiến Nga "phát điên".
Ngày hôm nay, 16/5, khoảng 350 binh lính từ 6 quốc gia đă diễn tập tại trường bắn Smardan gần Galati, phía đông Rumani, gần biên giới với Nga. Cuộc tập trận sẽ hoàn thành trong cùng ngày.
Trong cuộc tập trận mang tên “Platinum Eagle 16.1” (Đại bàng Bạch kim 16.1), các binh lính đến từ Bulgari, Moldova, Rumani, Serbia, Anh và Mỹ đă tham gia vào các bài diễn tập khác nhau. Họ đă sử dụng những chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ và trực thăng SOCAT cùng nhiều loại vũ khí khác.
Mặc dù Trung tướng Justin Ansel của Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ tuyên bố cuộc tập trận của họ là nhằm để củng cố sự ổn định trong khu vực nhưng thực tế nó diễn ra trong một thời điểm không thể nhạy cảm hơn, khi mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang hết sức căng thẳng.
Trước đó, chỉ vài ngày, hôm 12/5, Washington vừa chính thức kích hoạt hệ thống lá chắn tên lửa trị giá 800 triệu USD ở Rumani. Mỹ tuyên bố, hệ thống pḥng thủ này là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ họ và các đồng minh Châu Âu khỏi mối đe doạ từ cái gọi là một nước nổi loạn. Moscow rơ ràng không thể vui được bởi lá chắn tên lửa của Mỹ làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Nga đă sục sôi tức giận và thề sẽ t́m mọi cách vô hiệu hoá hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ ở Rumani.
Trong bối cảnh như vậy, cuộc tập trận của Mỹ với 5 nước láng giềng xung quanh Nga chẳng khác nào hành động “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến mối quan hệ Nga-Mỹ càng thêm căng thẳng và làm cho sự bất ổn của khu vực tăng cao.
Trước đó nữa, hồi cuối tháng Tư, Mỹ c̣n tung 2 chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 Raptor đến Rumani trong một động thái nhằm thể hiện sự ủng hộ cũng như cam kết của họ đối với các đồng minh Đông Âu trước cái mà họ gọi là “sự gây hấn, xâm lược của Nga”.
Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ đang ngày một xấu đi, đặc biệt là kể từ sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ “lao dốc không phanh”, đẩy mối quan hệ này xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và các đồng minh phương Tây ra sức đổ lỗi, chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Mỹ t́m mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Mỹ cũng gây sức ép để các nước đồng minh Châu Âu quay sang chống Nga. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đă liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới.
Trong thời gian qua, Mỹ cùng với các đồng minh của ḿnh liên tục t́m cách thổi phồng về mối đe dọa mang tên Nga, gây hoảng sợ đối với các nước láng giềng xung quanh Nga. Điều đó khiến cho những nước này tha thiết kêu gọi NATO đưa quân và vũ khí vào lănh thổ của họ để đối phó với Moscow đồng thời tăng chi tiêu quân sự để đối phó với cái mà họ gọi là mối đe dọa Nga. Một số nước láng giềng xung quanh Nga cũng đă coi Nga là thách thức lớn nhất đối với an ninh Châu Âu.
Về phần ḿnh, Mỹ cũng t́m mọi cách tăng cường sự hiện diện quân sự ở những khu vực bao quanh Nga.
Moscow đương nhiên không ngồi yên để Mỹ và các đồng minh tự do “dàn trận” đối phó với ḿnh. Nga cũng đă thực hiện nhiều biện pháp quân sự riêng để sẵn sàng “đấu” với Mỹ.
VietBF© Sưu tập