Trung Quốc đang có nhiều động thái ngang ngược trên Biển Đông. Mỹ cho rằng đây là “chiến thuật cưỡng bức” mà Bắc Kinh đang sử dụng. Cùng xem Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật này như thế nào.
Tàu hài quân Trung Quốc thường xuyên hỗ trợ lực lượng hải cảnh và ngư dân nước này gây rối ở Biển Đông, theo báo cáo của Lầu Năm Góc REUTERS
Trung Quốc sử dụng “chiến thuật cưỡng bức” và gia tăng gây căng thẳng ở những vùng biển mà Bắc Kinh muốn kiểm soát, theo Bộ Quốc pḥng Mỹ.
Giải thích về “chiến thuật cưỡng bức” của Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc pḥng phụ trách Đông Á, ông Abraham Denmark cho biết Trung Quốc cho cảnh sát biển và tàu đánh cá đi chung với nhau nhằm gây rối ở vùng biển mà Bắc Kinh muốn chiếm hoặc khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc sử dụng chiêu gây rối với tàu nước khác theo kiểu “thiếu chuyên nghiệp”, “tay ngang” nhằm đánh lừa quốc tế không thể phát hiện ra sự hung hăng và mục đích của ḿnh. Đôi khi những hoạt động gây rối của lực lượng hải cảnh và ngư dân được sự hộ tống của tàu hải quân Trung Quốc neo đậu ở vị trí xa.
“Họ thường làm thế trong phạm vi kiểm soát của lực lượng quân đội (Trung Quốc) hoặc ở những nơi chỉ có tàu cá của nước khác nhằm cố gắng thiết lập sự kiểm soát ở vùng biển tranh chấp”, ông Denmark nói với các phóng viên. “Những hoạt động này được thiết kế sao cho ở dưới ngưỡng xung đột nhưng có tác dụng hiệu quả từ từ”, Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ nói tiếp.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng phun nước vào tàu chấp pháp Việt Nam khi tàu Việt Nam đấu tranh buộc dàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc rút khỏi vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5.2014 REUTERS
Lầu Năm Góc cũng gọi đó là chiến thuật "mọi sự đă rồi”, chiếm đóng lâu dài. Chiến thuật này cũng được áp dụng ở biển Hoa Đông khi Bắc Kinh triển khai máy bay và tàu hải cảnh đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi tranh chấp với Nhật.
Trong khi đó, theo AP dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đă cải tạo xong hơn 1.295 ha diện tích ở các đảo nhân tạo xây trái phép thuộc quần đảo Trường Sa. Mục tiêu bây giờ của Trung Quốc là phát triển cơ sở hạ tầng và quân sự hóa chúng.
Trung Quốc xây dựng 3 đường băng, mỗi đường băng dài 3 km, và nhiều cảng, hệ thống hậu cần, giao thông liên lạc ở những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng và xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
Đường băng dài 3 km trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng phi pháp CSIS/AMTI
Mặc dù Trung Quốc tăng cường xây dựng ở đây nhưng Bộ Quốc pḥng Mỹ cho biết Washington không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với những ḥn đảo nhân tạo này. Tuy nhiên, Lần Năm Góc cho rằng những cơ sở hạ tầng quân sự đó lại giúp Trung Quốc kiểm soát lâu dài và khống chế những hoạt động xung quanh Biển Đông.
"Các cơ sở này sẽ giúp Trung Quốc cải thiện khả năng phát hiện và gây khó khăn cho các nước có tranh chấp hoặc bên thứ ba, đồng thời mở rộng khả năng sẵn có của Trung Quốc và giảm thời gian cần thiết để triển khai chúng", báo cáo viết.
Báo cáo cũng nhắc lại khẳng định của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter rằng sự gia tăng khiêu khích của Trung Quốc chỉ giúp Mỹ cải thiện mối quan hệ với các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.
"Nỗ lực ngày càng quyết liệt của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trong vùng và đẩy các nước trong khu vực phải tăng cường quan hệ với Mỹ", báo cáo viết tiếp.
VietBF © Sưu Tầm