Một người phụ nữ 22 tuổi ở Ấn Độ khiến các bác sĩ đỡ đẻ cảm thấy không khỏi ngạc nhiên khi hạ sinh một đứa trẻ… người cá. Em bé này sinh ra có đôi chân dính liền với nhau, phần trên hoàn toàn b́nh thường nên khó xác định được giới tính của bé. Rất tiếc do mắc căn bệnh hiếm gặp nên bé đă không sống được lâu.
Trang Daily Mail ngày 3-5 đưa tin người mẹ 22 tuổi đến từ TP Sahranpur, bang Uttar Pradesh - Ấn Độ sinh hạ em bé trên vào buổi sáng 29-4. Điều đáng buồn là em bé với đôi chân dính liền vào nhau chỉ sống sót được khoảng 10 phút.
Bác sĩ Vandana Arya, 35 tuổi, cho biết: “Tôi chưa bao giờ gặp trường hợp này. Chúng tôi từng chứng kiến nhiều ca trẻ sơ sinh biến dạng nhưng đây là t́nh trạng cực hiếm. Phần trên của em bé hoàn toàn b́nh thường nhưng thân dưới không phát triển. Hai tay của bé trông cũng giống vây cá, càng khiến trường hợp này hiếm hơn bao giờ". Bác sĩ Arya nói thêm chứng bệnh hiếm gặp khiến họ không thể xác định được giới tính của đứa trẻ.
Căn bệnh Sirenomelia, hay c̣n gọi là “Hội chứng người cá”, là một loại dị tật đe dọa đến tính mạng khi chân của người bệnh dính liền với nhau trông giống như đuôi cá.
Theo tiến sĩ Lindsey Fitzharris của Trường ĐH Oxford (Anh), hội chứng này xảy ra khi dây rốn không thể h́nh thành 2 động mạch. Kết quả là bào thai không được cung cấp đủ lượng máu để phát triển phần thân dưới. Đây là hội chứng cực hiếm, chỉ xảy ra với 1 trên 100.000 bào thai. Tuy nhiên, với các ca song thai, nguy cơ mắc bệnh có thể cao gấp 100 lần.
Tiến sỹ Fitzharris nói: “Bệnh Sirenomelia cực kỳ nghiêm trọng. Chưa có trường hợp nào có thể sống sót với căn bệnh này. Phần lớn trẻ sơ sinh chết trong ṿng vài ngày sau khi ra đời do suy thận và bàng quang”.
Trong trường hợp xảy ra ở Ấn Độ, người mẹ trẻ không phát hiện điều ǵ bất thường trong ṿng 30 tuần đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, trong những tháng cuối, kết quả siêu âm cho thấy thận của em bé không phát triển. Đây là trường hợp mắc “Hội chứng người cá” thứ 4 trên thế giới nhưng là ca đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ. “Trong vài trường hợp cực hiếm, có thể tiến hành cấy ghép thận nhưng tỉ lệ sống sót rất thấp”, bác sĩ Arya nói thêm.
Vào năm 1988, cô bé Tiffany Yorks được tiến hành phẫu thuật tách 2 chân ngay trước sinh nhật 1 tuổi. Sau đó, v́ xương chân khá yếu nên cô phải sử dụng nạng và xe lăn để di chuyển.
Cô York là trường hợp mắc bệnh Sirenomelia nhưng vẫn sống sót lâu nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, cô đă qua đời ở tuổi 27 hồi tháng 2 năm nay.
Một cô bé người Peru khác - có biệt danh là "Nàng tiên cá nhỏ" - cũng là một trong những người sống sót hiếm hoi.
Vào năm 2006, một nhóm gồm 8 chuyên gia đă phẫu thuật lần thứ 2 thành công cho bé Milagros Cerron - khi đó mới 2 tuổi. Đến năm 2012, em được tiến hành ghép thận để tái tạo đường tiết niệu.
vietbf @ sưu tầm