Nhiều người bị hiếm muộn nên đi nửa cuộc đời vẫn chưa có một mụn con. Qua hơn 5 lần thất bại, cuối cùng thần may mắn cũng mỉm cười với một người Việt kiều. Hăy cùng vietbf khám phá nha!
Sau 5 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại, ở tuổi 42 vợ chồng chị Phương vẫn không ngừng mong ngóng đứa con đầu ḷng nên quyết định về nước t́m vận may.
Chị Phương kết hôn với một bác sĩ quốc tịch Đức 56 tuổi gần chục năm, từng mang thai 3 lần. Lần đầu sảy khi thai mới 8 tuần, 2 lần sau chửa ngoài dạ con nên buộc phải cắt 2 ṿi tử cung.
Ở tuổi ngoài 40, chị vẫn không ngừng khát khao được làm mẹ. Để có con, vợ chồng chị đă 3 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm tại Đức, 2 lần quay về Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại.
Không từ bỏ, cuối tháng 9/2015, chị quyết định trở về Việt Nam làm thụ tinh lần thứ 6.
Thấy chồng chán nản, chị thuyết phục chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Đại học Y Hà Nội để lại tinh trùng trữ đông rồi bay về Đức làm việc tiếp, c̣n chị ở lại Việt Nam làm thụ tinh bằng tinh trùng đông lạnh.
Theo TS Nguyễn Mạnh Hà, thụ tinh nhân tạo ở phụ nữ cao tuổi rất khó khăn. Nhiều trường hợp tiêm tinh trùng vào trứng vẫn không thụ tinh, phôi không phát triển hoặc phát triển bất thường.
Số liệu tại nhiều trung tâm thụ tinh ống nghiệm trong nước và trên thế giới cho thấy, ở những phụ nữ trên 40 tuổi, tỉ lệ đậu thai chỉ khoảng 16%. Sau đó gần 50% số này lại gặp sự cố trong quá tŕnh thai nghén như sảy, thai chết lưu nên tỉ lệ sinh sống đối với các trường hợp cao tuổi chỉ khoảng 8%.
Trường hợp chị Phương rất đặc biệt do hội tụ cùng lúc nhiều yếu tố bất lợi: IVF thất bại liên tiếp nhiều lần, tuổi cao, chất lượng trứng kém... nên các bác sĩ hết sức cân nhắc.
Sau khi giải thích các nguy cơ, các bác sĩ quyết định kích thích buồng trứng bằng liều cao FSH 450 IU (b́nh thường chỉ 150- 350 IU). Kết quả sau 11 ngày thu được 3 trứng và may mắn thu được cả 3 phôi sau khi tiêm tinh trùng đông lạnh của chồng vào trứng.
Do niêm mạc tử cung của chị Phương không thuận lợi nên các bác sĩ giải thích phải làm đông phôi, chờ kích thích niêm mạc ổn định mới đưa phôi trở lại.
Tuy nhiên do phải sang Đức gấp nên chị Phương quyết định xin chuyển phôi tươi, chấp nhận nguy cơ rủi ro.
Nín thở đếm từng ngày, sau 7 tuần siêu âm, chị Phương từ Đức vui mừng gọi về trung tâm thông báo đă mang thai và đến nay đă được 18 tuần tuổi, thai phát triển b́nh thường, chờ ngày sinh nở.
Có thể để dành... phôi
Theo TS Hà, chị Phương chỉ là một trong nhiều trường hợp may mắn có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm nhờ tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương của noăn (ICSI) sau nhiều lần thất bại.
Như trường hợp của vợ chồng chị Hoa (Hà Đông, Hà Nội), bị vô sinh nguyên phát do mắc u tuyến yên, đă được phẫu thuật vào năm 2011. Sau đó vợ chồng chị đă 3 lần điều trị thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI nhưng đều thất bại.
"Trường hợp này rất khó có thai do tuyến yên điều chỉnh nội tiết toàn buồng trứng đă bị cắt đứt, nang trứng không thể phát triển. Trước khi kích thích trứng, chúng tôi phải hội chẩn với chuyên khoa thần kinh để t́m phương án tối ưu", PGS. Nguyễn Khang Sơn chia sẻ.
Cuối tháng 8/2015, chị Hoa bắt đầu được kích thích buồng trứng. Sau 9 ngày thu được 4 trứng. Các bác sĩ tiến hành ICSI trứng thu được 3 phôi.
V́ niêm mạc không thuận lợi cho chuyển phôi tươi nên cả 4 phôi được chỉ định đông lạnh để chuyển vào kỳ sau. May mắn ngay lần chuyển phôi đông lạnh đầu tiên, chị Hoa đă thụ thai, hiện đă 36 tuần.
2 phôi c̣n lại, gia đ́nh gửi lại trung tâm lưu trữ để dành cho những đợt mang thai sau này.
vietbf @ sưu tầm