Ai mà không sốc khi biết chuyện này chứ?
Thật không thể tưởng tượng nổi!
Quá bất ngờ!
Nhờ Hồ sơ Panama, dư luận biết thêm nhiều chuyện động trời, đặc biệt là tax haven (thiên đường né thuế), thuật ngữ ám chỉ nơi giới chính khách lắm của nhiều tiền dùng để cất giấu tài sản.
Hồ sơ Panama, nhiều nước được đề cập (màu đỏ)
1. Hồ sơ Panama buộc Thủ tướng Iceland phải ra đi
Theo Reuters, Thủ tướng Iceland, Sigmundur Gunnlaugsson là người đầu tiên trong số 140 chính khách ở hơn 50 quốc gia có tài khoản bí mật ở nước ngoài được nêu trong Hồ sơ Panama do do Hiệp hội các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố trong kho dữ liệu khổng lồ lên tới 2,6 terabytes, buộc phải rời khỏi nhiệm sở.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp & Thủy sản Iceland, Ingi Johansson, thông tin trên là chính xác, và chính ông phải tạm thời đảm nhận chức vụ thủ tướng thay cho ông Gunnlaugsson.
Thủ tướng Gunnlaugsson buộc phải ra đi sau khi Hồ sơ Panama cho biết ông và vợ, Anna Sigurlaug Palsdottir, sở hữu một công ty nước ngoài có tên Wintris năm 2007, sau đó đă đầu tư hàng triệu trái phiếu ngân hàng Iceland tại quần đảo Virgin thuộc Anh để che giấu hàng triệu USD nhưng tuyệt nhiên không khai báo tài sản khi được bầu vào quốc hội, trong bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Iceland hồi năm 2008.
Người dân Iceland yêu cầu Thủ tướng Gunnlaugsson từ chức
2. Thủ tướng Anh và sức ép từ Hồ sơ Panama
Nhân vật thứ hai được xem là "dính" Hồ sơ Panama là thủ tướng Anh, David Cameron với nghi vấn liên quan đến quỹ đen của người cha quá cố. Trước đó, Cameron đã thừa nhận ông và vợ Samantha sở hữu cổ phần trong một công ty ở nước ngoài có tên Blairmore Holdings do người cha ông, Ian Cameron lập ra, nhưng ông đă bán những cổ phần này vào năm 2010, ngay trước khi trở thành thủ tướng.
Ngoài những chi tiết về thuế cá nhân trong ṿng 6 năm qua, ông Cameron c̣n cho hay đă nhận được những khoản tiền hợp pháp, gồm 200.000 bảng Anh từ mẹ ông vào năm 2011 và khoản tiền thừa kế 300.000 bảng Anh sau khi người cha qua đời năm 2010. Sau khi bị Hồ sơ Panama tiết lộ, hàng trăm người biểu t́nh đă tập trung tại London, yêu cầu ông Cameron từ chức hoặc bịt ngay lỗ hổng thuế.
The tờ Guardian, người phát ngôn của thủ tướng gọi những thông tin Hồ sơ Panama công bố chỉ mang tính "riêng tư". Tuy nhiên, trong nỗ lực cuối cùng để làm dịu dư luận, ông Cameron đã coogn khai toàn bộ hồ sơ thuế của ḿnh trong vòng 6 năm trở lại đây, ông được thừa hưởng 300.000 bảng Anh miễn thuế và hai khoản chuyển nhượng 100.000 bảng từ mẹ dưới dạng quà tặng, được miễn gần 80.000 bảng thuế, tờ Guardian đưa tin.
Ông David Cameron thừa nhận sở hữu cổ phần trong công ty ở nước ngoài của người cha quá cố Ian Cameron 'ảnh phải'
Cameron là chính trị gia Anh đầu tiên công bố hồ sơ thuế cá nhân, một cam kết được thực hiện sớm trên cương vị thủ tướng, với ước muốn thực hiện chiến dịch "kỷ nguyên mới của sự minh bạch công khai" nhằm chống tham nhũng, bịt lỗ hổng tài chính, và nhiều vấn đề nóng hiện đang được dư luận quan tâm.
Cũng phải nói thêm, Cameron hiện đă đối mặt với một giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhất là trong bối cảnh Đảng của ông đang bị chia rẽ trong cuộc trưng cầu mang tên Brexit, để quyết định tương lai của nước Anh có nên ở lại trong khối Liên minh châu Âu hay không, và cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp thép, tất cả, có thể cướp đi hàng nghìn đầu việc.
Một cuộc thăm ḍ gần đây cho thấy, lănh đạo Đảng Lao Động đối lập Jeremy Corbyn lần đầu tiên đă vượt Cameron kể từ khi ông này được chọn lãnh đạo đảng. Nếu mọi chuyện tốt đẹp và những gì được Hồ sơ Panama tiết lộ được khắc phục thì may ra ông David Cameron có thể vẫn tại vị, nhưng mọi sự vẫn đang chờ hồi kết.
3. Tham nhũng theo cách người Nga
Trong khi Tổng thống Nga Putin là chủ đề của nhiều báo cáo tin tức liên quan đến những tranh căi trong Hồ sơ Panama, thì điều quan trọng được dư luận chú ý chính là nhà lănh đạo này không bao giờ được nói đến trực tiếp trong hồ sơ nói trên.
Thay vào đó, nó đề cập đến hàng loạt các vốn vay và giao dịch ở nước ngoài trị giá 2 tỷ $ của các nhân vật thân tín với Putin. "Những người quen của Putin đă kiếm được hàng triệu $ từ các giao dịch mà dường như không hề có được bảo trợ từ tổng thống", tờ Guardian của Anh viết.