Vietbf.com - Nơi "độc nhất vô nhị" khiến khiến các cường quốc chen chân vào như Mỹ, Nhật, Pháp, Trung Quốc đă phải điều binh tới "cùng sống chung" sẽ là thách thức cho các bên có liên quan, mà ở một nơi này những lá cờ “sao và sọc” bay phấp phới dọc đường băng.
2 giờ chiều, tại Djibouti, một quốc gia nhỏ bé phía mạn Sừng châu Phi, mặt trời lên cao.
Đó cũng là lúc ai nấy đều lui về nhà. Chỉ c̣n vài người đàn ông ngả lưng dưới bóng râm trên những vỉa hè từ thời thuộc địa, miệng nhai lá khat - thứ lá khiến người ta chếnh choáng phê pha.
Dưới cái nóng đến đờ đẫn, thời gian như ngừng trôi.
Vẻ b́nh yên này phần nào là nguyên nhân khiến nơi đây trở thành sân chơi của các cường quốc thế giới.
Sân chơi của các cường quốc
Cũng tại đó, ở một nơi khác, những lá cờ “sao và sọc” bay phấp phới dọc đường băng, nơi máy bay quân sự và dân sự đáp xuống.
Đó là Lemmonier, căn cứ quân sự thường trực duy nhất của Mỹ ở châu Phi, với 4.500 lính đồn trú thực hiện sứ mệnh chống Al-Qaeda ở Yemen và al-Shabab ở Somali. Được thuê với giá 60 triệu usd/năm, tiền đồn này dùng chung đường băng với sân bay quốc tế.
Căn cứ quân sự Mỹ Lemmonier nh́n từ trên cao.
Djibouti cũng là nơi có lực lượng đồn trú lớn nhất của Pháp ở nước ngoài, là nơi Nhật Bản đặt căn cứ quân sự duy nhất bên ngoài lănh thổ.
Các binh lính Tây Ban Nha và Đức thuộc lực lượng chống cướp biển của EU cũng có mặt ở đây. Họ tạm trú trong các khách sạn hào nhoáng như Kempinski và Sheraton.
Có phong thanh tin đồn là Ả Rập, Ấn Độ, thậm chí cả Nga đang muốn thiết lập các tiền đồn ở Djibouti.
Thực ra, mọi chuyện đều có nguyên do của nó.
Từ trước kia, Pháp muốn có một cảng biển để cạnh tranh với cảng Aden, thuộc địa của Anh phía bờ bên kia Biển Đỏ. Các vụ khủng bố 11/9/2001 đă đem quân đội Mỹ tới. Cướp biển Somali th́ “mời gọi” binh lính châu Âu.
Djibouti là một trong những tuyến vận tải đông đúc nhất. Nước này c̣n chịu trách nhiệm cho 90% lượng hàng hóa nhập vào Ethiopia sau khi nước láng giềng mất quyền tiếp cận cảng biển kể từ cuộc chiến với Eritrea (1998-2000).
Ngay cả Liên Hợp Quốc cũng chọn nơi này làm địa điểm dự trữ hàng cứu trợ.
“Giữa Sudan, Djibouti và Mombasa (Kenya), suốt 6.000 km đường bờ biển, không có cảng biển nào khác. V́ vậy chúng tôi có lợi thế”. - Chủ tịch Cơ quan Quản lí Thương mại Tự do và Cảng Djibouti Abubakar Omar Hadi cho biết.
Tuy nhiên, lư do quan trọng nhất là v́ Djibouti nằm gần các quốc gia “cứng đầu” trong khu vực, như Somali, Yemen, Ethiopia, Nam Sudan, những điểm nóng xung đột và bất ổn.
Djibouti có vị trí chiến lược.
Trung Quốc chen chân
Năm 2014, Trung Quốc và Djibouti kí kết Thỏa thuận An ninh Quốc pḥng. Djibouti được Bắc Kinh chọn làm nơi đặt căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài. Hiện đồn bốt của nước này đang được xây dựng, với mức giá thuê khiêm tốn 20 triệu usd/năm.
Bắc Kinh khẳng định: căn cứ chỉ nhằm mục đích phục vụ hậu cần cho hoạt động chống cướp biển và sơ tán công dân từ các điểm nóng như Yemen. Tuy nhiên, nhiều quan chức phương Tây lo ngại rằng, Trung Quốc có những ư đồ khác, tham vọng hơn.
Djibouti là nơi Trung Quốc đặt căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài.
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Djibouti, phần lớn thông qua các khoản vay mềm.
Giới chức nước này không tiết lộ chính xác họ đang vay Trung Quốc bao nhiêu nhưng cả IMF và Ngân hàng Phát triển Châu Phi đều cảnh báo về khoản nợ công, dự tính sẽ tăng từ 60,5% GDP (2014) lên 80% (2017).
Thế nhưng, Bộ trưởng Tài chính Ilyas Moussa Dawaleh lại không mấy lo ngại: “Những ǵ chúng tôi đang có từ Trung Quốc c̣n quan trọng hơn các đối tác lâu dài khác nhiều”.
Động thái của Trung Quốc đang được Washington quan sát một cách thận trọng.
Trong một bài phỏng vấn trên Financial Times, Đại sứ Mỹ tại Djibouti Tom Kelly nhận định: "Djibouti là dự án xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất trên toàn thế giới. Đó là ưu tiên số 1 của chúng tôi".
Theo Diplomat, việc Bắc Kinh thiết lập một căn cứ chiến lược gần với tuyến thương mại dầu mỏ có thể làm gián đoạn hoạt động thu thập t́nh báo của Mỹ.
Khi mà cả Mỹ và Trung Quốc đều đang t́m cách giành ưu thế ở khu vực và trên toàn thế giới, ông Kelly cho rằng chuyện cả hai "cùng chung sống" ở Djibouti sẽ là một thách thức cho tất cả các bên liên quan.
Thực ra, Djibouti không chỉ muốn làm sân chơi cho các cường quốc. Quốc gia nhỏ bé hoang sơ này nuôi tham vọng trở thành Dubai hoặc Singapore ở cửa ngơ của Biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Nhưng mong muốn ấy khó có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Sự phát triển bùng nổ của Djibouti vẫn chưa đem lại lợi ích cho người dân xứ này. Các cảng biển chiếm tới 70% GDP nhưng chỉ tạo ra vài ngh́n việc làm. Theo Liên Hợp Quốc, tỉ lệ thất nghiệp ở Djibouti là 60% c̣n tỉ lệ mù chữ th́ chiếm khoảng 45%.
Mỉa mai thay, hệ thống chu cấp kiểu truyền thống lại bù đắp cho t́nh trạng thiếu hụt việc làm. Một người làm công có thể lo cho cả đại gia đ́nh. Thế nên, người ta nói: chỉ cần thuê được một công chức, là chính phủ Djibouti có thể “mua” được sự trung thành của 30 người.