Vietbf.com - Nhờ Moscow sắp xếp đặc biệt để ông Tập sẻ gặp ông Putin, nhưng trước khi gặp ông Tập th́ Tổng thống Nga Vladimir Putin sẻ gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cho nên ông Tập hăy "cẩn thận" với ông Putin.
Trước sự kiện này khoảng 1 tháng, ông Putin sẽ có cuộc gặp gỡ quan trọng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm đưa quan hệ hai nước xích lại gần nhau, nhân dịp ông Abe tới Nga vào đầu tháng 5.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, các quan chức cấp cao Nga-Nhật đang tích cực trao đổi, gấp rút chuẩn bị cho chuyến thăm Nga của Thủ tướng Abe.
Hồi tuần trước, bà Tomomi Inada, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ tự do (LDP) và là một nhà lập pháp được ông Abe tin cậy, đă tới Moscow để "mở đường" về ngoại giao cho Thủ tướng Nhật.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Sochi, Nga ngày 2/8/2014. (Ảnh: AP)
Việc Moscow sắp xếp lịch thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga sau khi ông Putin tiếp Thủ tướng Nhật được cho là động thái "nhắc nhở" nhằm vào Bắc Kinh.
Theo VOA, chính sách "ngả theo Trung Quốc" trong 2 năm qua của Moscow không thu được hiệu quả thực tế. Giới tinh anh Nga thất vọng và bất măn v́ đă không nhận được các khoản vay, đầu tư như kỳ vọng từ mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Trung có dấu hiệu xấu đi trông thấy.
Hợp đồng cung cấp khí đốt khủng trị giá 400 tỉ USD kư kết tháng 5/2014 giữa Gazprom (Nga) với Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) dưới sự chứng kiến của lănh đạo Nga-Trung cho đến nay không có tiến triển.
Đồng thời, một phần của dự án hợp tác này là xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Sức mạnh Siberia” đă bị đóng băng vô thời hạn.
Sự lửng lơ của Bắc Kinh đă khiến chiến lược của Moscow nhằm “chuyển ḍng khí đốt” từ phương Tây sang phương Đông, mà Trung Quốc đối tác chủ chốt, bị thất bại.
Điều này thúc đẩy Nga trở lại tiếp cận với Nhật Bản, trong khi Tokyo có động lực phát triển quan hệ mật thiết với Nga do lo ngại quan hệ Nga-Trung nồng ấm.
Mặt khác, chính sách "hướng Đông" của Nga được cho là đang diễn biến mở rộng, không c̣n bó hẹp ở cách hiểu "hướng về Trung Quốc nữa". Nhật cũng có thể trở thành một sự lựa chọn khác ngoài Bắc Kinh.
Một trong những vấn đề thường được truyền thông Trung Quốc nêu ra để chứng minh quan hệ Nga-Nhật ít triển vọng cải thiện là sự bế tắc trong đàm phán về tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Kuril/Vùng lănh thổ phương Bắc.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 12/4 cho biết, vấn đề tranh chấp lănh thổ Nga-Nhật là "chủ đề đàm phán" trong cuộc hội đàm của ông với người đồng cấp Nhật Fumio Kishida ngày 15/4 tới.
Ông Lavrov chỉ rơ, Nga "không từ chối" triển khai đàm phán về quần đảo Nam Kuril/Vùng lănh thổ phương Bắc.