Trung QUốc là nước ngang ngược nhất trong vấn đề biển đông. Những nước có vùng biển ở biển đông đă không c̣n ngồi yên để đàm phán mà đă sẵn sàng cho cuộc chiến giữ biển. Nếu cứ tiếp tục như thế này th́ chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Động thái này diễn ra sau khi TQ huy động tàu tuần tra để giải cứu tàu cá ở ngoài khơi quần đảo Natuna hồi giữa tháng 3 vừa qua.
Natuna là vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia nhưng TQ yêu sách chủ quyền qua cái gọi là "đường 9 đoạn".
TQ đă huy động tàu tuần tra để giải cứu tàu cá khi tàu này bị lực lượng Indonesia bắt giữ, lai dắt, thậm chí làm hư hại tàu tuần tra của Indonesia để giúp tàu cá trốn thoát.
Không chỉ vậy, quốc đảo c̣n triển khai 4 đơn vị đặc nhiệm với hệ thống pḥng không Oerlikon Skyshield tới quần đảo Natuna.
Hệ thống pḥng không Oerlikon Skyshield - dàn pháo cao xạ tự động đa năng 35 ly, có thể bắn 1.000 phát mỗi phút, và sử dụng loại đầu đạn dẫn đường chính xác để bắn hạ máy bay.
Thậm chí để gia tăng pḥng thủ, quân đội Indonesia yêu cầu nước này gia tăng ngân sách để triển khai thêm hệ thống pḥng không tầm trung trên đảo, tăng cường các cơ sở để phục vụ máy bay chiến đấu tại căn cứ không quân Ranai như Su-27, Su-30 hoặc F-16 cũng như một số loại máy bay không người lái.
Achmad Sukarsono, nhà phân tích tại Eurasia Group cho biết, diễn biến trên cho thấy sự thay đổi bước ngoặt trong quan điểm của Indonesia về Biển Đông. "Nó xua tan ư niệm rằng, Indonesia không dính dáng ǵ tới căng thẳng Biển Đông", ông nói.
Malaysia cũng công khai lên tiếng phàn nàn về việc khoảng 100 tàu cá TQ tiếp cận gần cụm băi cạn Loconia.
Cụm băi cạn Luconia nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế khoảng 400km mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. Khu vực này chỉ cách đảo lớn Borneo của Malaysia khoảng 150km về phía bắc, trong khi cách lục địa TQ tới 2.000km.
TQ vẫn lớn tiếng khẳng định các tàu của họ có quyền hoạt động tại đây.
Trong diễn biến liên quan Việt Nam, hôm 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải B́nh dẫn thông tin từ các cơ quan chức năng cho hay, từ tối 3/4, giàn khoan Hải Dương 981 của TQ đă di chuyển đến vị trí có tọa độ 17º3’12 Bắc - 110º04’18 Đông để hoạt động.
Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và TQ đang tiến hành đàm phán phân định. Việc TQ lên kế hoạch khoan giếng tại đây khiến Việt Nam phản ứng mạnh mẽ.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu TQ hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm t́nh h́nh và có những đóng góp thiết thực cho ḥa b́nh, ổn định ở Biển Đông", ông Lê Hải B́nh nói.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp đại diện Đại sứ quán TQ tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Việt Nam c̣n lên tiếng phản đối việc TQ đưa vào hoạt động trạm hải đăng trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, Philippines đă chủ tŕ cuộc tập trận với sự tham gia của hơn 5.000 lính Mỹ.
Một trong những bài diễn tập quan trọng có sự tham gia của lực lượng 3 nước gồm Mỹ, Australia và Philippines là giành lại giàn khoan dầu bị đối phương chiếm giữ. Bài tập này diễn ra ở ngoài khơi Palawan giáp Biển Đông.
Lần đầu tiên, hệ thống rocket di động của Mỹ M142 HIMARS được sử dụng trong tập trận. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ash Carter cũng đích thân tới quốc đảo chứng kiến hoạt động diễn tập.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương của Mỹ muốn có cách tiếp cận cứng rắn hơn với TQ bao gồm các hoạt động tự do hàng hải mạnh mẽ hơn như điều trực thăng hay các chuyến thu thập thông tin t́nh báo ở phạm vi 12 hải lư các đảo nhân tạo mà TQ xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Ông Harris từng mô tả thông qua việc làm đảo nhân tạo, TQ đang xây “Vạn lư trường thành” bằng cát ở biển Đông và cách tiếp cận cứng rắn hơn của Mỹ là để ngăn chặn điều này.
Ở diễn biến mới nhất, hôm nay, ngoại trưởng G7 trong tuyên bố chung sau 2 ngày nhóm họp ở Hiroshima, Nhật Bản đă bày tỏ quan ngại về t́nh h́nh Biển Đông.
"Chúng tôi quan ngại về t́nh h́nh trên Biển Đông, Hoa Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp một cách ḥa b́nh.
Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nhằm hăm dọa, áp chế hay khiêu khích có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng.
Chúng tôi thúc giục các bên kiềm chế trong việc xây dựng các tiền đồn, sử dụng chúng cho mục đích quân sự.
Họ cần hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm các nguyên tắc tự do hàng hải, hàng không".