Vietbf.com - Nhật Bản phái 2 tàu khu trục và một tàu ngầm tới cập cảng của Philippines, áp sát khu vực tranh chấp trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang ngày một hung hăng hơn và khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại. Sau đó, cũng trong tháng 4, hai tàu khu trục của Nhật này sẽ lần đầu tiên đến thăm vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Ngày 3.4, hai tàu khu trục của Nhật là Ariake DD-109 và Setogiri DD-156 (Nhật Bản gọi là tàu hộ tống pḥng vệ) đă cập cảng Subic, bắt đầu chuyến thăm chính thức Philippines. Sau đó, cũng trong tháng 4, hai tàu khu trục của Nhật này sẽ lần đầu tiên đến thăm vịnh Cam Ranh của Việt Nam, theoAFP.
Khu trục hạm Ariake (Hoàng hôn) DD-109 là chiếc mới nhất trong số 9 tàu khu trục thuộc lớp Murasame của lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật (MSDF), được đưa vào phục vụ từ ngày 6/3/2002.
Ariake có chiều dài 151 m, rộng 17,4 m, lượng giăn nước khi đầy tải lên đến 6.100 tấn, biên chế thủy thủ đoàn 165 người. Nh́n bề ngoài, Ariake có thiết kế hoàn toàn mới so với các tàu chiến Nhật từng đóng trước đó. Thân tàu được chia thành 15 khoang kín nước riêng biệt, giúp giảm thiểu khả năng tàu bị ch́m khi một khoang trúng hỏa lực đối phương.
Theo Naval Technology, v́ thuộc lớp tàu đa năng Murasame vốn được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như pḥng thủ chống ngầm, tác chiến chống tàu nổi và pḥng không, nên Ariake sở hữu một hệ thống vũ khí và tác chiến điện tử khá mạnh.
Về khả năng chống ngầm, Ariake được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng VLS Mk-41 mod, sử dụng tên lửa chống ngầm nhiên liệu rắn RUM-139 VL ASROC dẫn đường bằng quán tính. Ngoài tên lửa, tàu c̣n có hai cụm phóng ngư lôi với ba ống phóng sử dụng ngư lôi Mk46 có tầm bắn 11 km, độ sâu hoạt động 365 m.
Tàu khu trục Ariake DD-109 của Nhật. Ảnh: Gentlesaes
Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS với cảm biến chính là hệ thống định vị thủy âm OQS-5 có thể phát hiện tiếng động của tàu ngầm đối phương từ khoảng cách 200 km, là mối đe dọa đáng kể với bất cứ tàu ngầm nào.
Để đối phó với các mục tiêu đường không, Ariake được trang bị 16 ống phóng thẳng đứng Mk48 trang bị tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM có tầm bắn 50 km mang theo đầu đạn 39 kg. Radar pḥng không mảng pha điện tử chủ động AESA OPS-24 được lắp trên một bệ ở phần trước cột tàu giúp Ariake có thể phát hiện 50-60 mục tiêu cùng lúc, phạm vi phát hiện mục tiêu 200 km.
Đối với các mục tiêu trên biển, Ariake sử dụng 8 tên lửa chống hạm Type-90 SSM-1B tầm bắn 200 km, một pháo đa năng Oto Melara 76 mm, tầm bắn tối đa 15 km, cùng một hệ thống radar t́m kiếm mục tiêu mặt nước OPS-28 và hệ thống tác chiến điện tử tích hợp NOLQ-3 hiện đại của Nhật.
Tàu khu trục Setogiri DD- 156 là chiếc thứ 7 trong 8 chiếc thuộc lớp khu trục hạm Asagiri được biên chế cho MSDF năm 1990.
Tàu khu trục Setogiri DD-156 của Nhật. Ảnh: Gentlesaes
Setogiri có chiều dài 137 m, rộng 14,6 m, lượng giăn nước khi đầy tải 4.800 tấn, biên chế thủy thủ đoàn 220 người.
Tàu Setogiri được tích hợp hệ thống điều khiển thông minh C4I và hệ thống định vị vệ tinh tiên tiến hơn các tàu cùng lớp trước đó. Ống khói của tàu được bố trí sang hai bên, cột buồm tàu được đưa lệch sang trái, giúp giảm tác động của khí thải nóng lên anten của đài radar định vị và các thiết bị điện tử khác.
Được thiết kế chuyên trách săn ngầm và chống hạm nên Setorigi cũng được trang bị hỏa lực và các thiết bị điện tử mạnh không kém Ariake, dù hệ thống vũ khí pḥng không không được chú trọng.
Về tác chiến chống ngầm, Setogirri được trang bị các ống phóng tên lửa săn ngầm Mk-16 ASROC, các ống phóng ngư lôi Mk-32, cùng hệ thống định vị thủy âm OYQ-6 đi kèm với hệ thống sonar kéo OQR-1. Hệ thống này có độ nhạy tương tự hệ thống OYQ-103 ASWCS của tàu Ariake với khả năng phát hiện mục tiêu trong phạm vi 200 km.
Để tiêu diệt các chiến hạm đối phương, Setogiri sử dụng hệ thống vũ khí gồm 8 ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon với tầm bắn lên đến 130 km, tổ hợp pháo 76 mm cùng hệ thống hệ thống radar trinh sát mặt biển OPS-28 tương tự radar t́m kiếm Mk-32 của Mỹ.