Những cơn đau luôn là dấu hiệu cảnh báo bạn về những bất thường trong cơ thể. Đó có thể chỉ là những bệnh nhẹ. Nhưng cũng có thể là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Có những cơn đau xuất hiện tại các vị trí nhất định trên cơ thể nhưng trên thực tế lại được gây ra bởi một nguyên nhân hoàn toàn không liên quan đến bộ phận cơ thể ấy. Những cơn đau ấy gọi là đau lan.
Bạn hãy chú ý 9 cơn đau lan và những triệu chứng dưới đây để biết khi nào thì cơ thể đang báo động đỏ nhé.
1. Tim
Những vị trí đau cảnh báo vấn đề về tim (Ảnh: Maya Borenstein)
Khi bạn có bệnh về tim, bạn sẽ cảm nhận những cơn đau ở vùng ngực gần vị trí tim. Tuy nhiên bạn cũng có thể bị đau lan dọc theo cánh tay trái hoặc vùng giữa lưng trên.
Đại học Y Michigan viết trong một nghiên cứu: "Những cơn đau liên quan đến tim thường lan đến những vùng cơ thể có cùng xung lực truyền đi với tủy sống, cũng là nơi tiếp nhận cảm giác ở tim, đặc biệt là ở phần thân trái." Những cơn đau liên quan đến tim báo hiệu mức độ nguy hiểm tính mạng cao và cần được điều trị y tế ngay lập tức.
2. Phổi và cơ hoành
Đau một bên cổ hoặc vai trên là dấu hiệu bạn có vấn đề về phổi hoặc cơ hoành. (Ảnh: Maya Borenstein)
Những cơn đau ở một bên cổ hoặc phần vai trên xảy ra là do bạn có vấn đề về hô hấp hoặc dây thần kinh cơ hoành chạy từ cột sống qua phổi đến cơ hoành.
Chuyên viên mát-xa Paul Ingraham nói rằng các bệnh về phổi và cơ hoành có thể khiến "các cơ ở cổ 'hành hạ' phần thân trên của bạn". Anh còn cho biết thêm là "đa số mọi người phải chịu những cơn đau này cùng nhiều hệ quả khác do việc hô hấp không hiệu quả". Vì thế khi thấy hơi thở của mình không được ổn, bạn hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
3. Gan và túi mật
Một khả năng khác khiến bạn đau cổ và vai trên là do bệnh về gan và túi mật. (Ảnh: Maya Borenstein)
Không chỉ khiến cổ và vai trên của bạn đau nhức, các bệnh về gan và túi mật còn khiến thân phải của bạn, khu vực ngay dưới ngực, bị đau. Hiệp hội Trị liệu Mát-xa Mỹ cho biết "túi mật có thể gây ra đau lan đến vùng xương bả vai".
Bên cạnh đó, vì cả gan và túi mật "tạo áp lực cho cơ hoành" nên chúng sẽ gây ra đau cổ và vai như trường hợp bệnh về phổi và cơ hoành ở trên. Hơn nữa, cảm giác đau cứng cổ so với cơn đau nghiêm trọng là hoàn toàn khác nhau nên khi bạn cảm thấy cơn đau của mình là đau lan thì hãy đi khám ngay nhé.
4. Dạ dày và tuyến tụy
Nếu bị đau ở hai vị trí trên hình thì có khả năng dạ dày và tuyến tụy của bạn đang không ổn. (Ảnh: Maya Borenstein)
Theo một nghiên cứu thì "khoảng 50% số bệnh nhân bị viêm tụy cấp tính phải chịu đựng cơn đau lan ở lưng", ngoài ra cơn đau ở bụng còn có thể dẫn tới "viêm màng bụng, đặc biệt là khi có các cơn đau ở góc phần tư phía trên". Vì việc phát hiện bệnh về các cơ quan nội tạng là khá khó khăn nên bạn hãy chú trọng đến cơn đau lan này nhé.
5. Ruột non
Khi ruột non của bạn có vấn đề, phần bụng dưới gần rốn của bạn sẽ bị đau. (Ảnh: Maya Borenstein)
Cơn đau ở khu vực quanh rốn chính là cách cơ thể bạn báo hiệu rằng ruột non của bạn đang không khỏe và đang bị sưng, co thắt hoặc bị rối loạn chức năng. Ngoài ra nếu bạn có thể chỉ chính xác chỗ đau cho bác sĩ thì họ sẽ dễ dàng tìm được nguồn gốc cơn đau hơn.
6. Đại tràng và ruột thừa
Đau bụng dưới bên phải và chính giữa là dấu hiệu đại tràng và ruột thừa có vấn đề. (Ảnh: Maya Borenstein)
Cơn đau ở vùng xương chậu phải sẽ khiến bạn dấy lên nghi ngờ về chứng đau ruột thừa. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới còn khẳng định rằng "đau ở giữa bụng dưới" có thể là do "đại tràng có vấn đề". Ngoài ra vì đau ruột thừa có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng nên bạn cần phải tìm đến sự hỗ trợ về y tế khi phát hiện cơn đau ở vùng này.
7. Thận
Thận không khỏe sẽ gây ra cơn đau lan rộng cả một vùng lưng dưới, bụng dưới, khung xương chậu và đùi trên. (Ảnh: Maya Borenstein)
Đau thận sẽ gây ra cơn đau ở phần lưng dưới, hai bên sườn và cũng ngay dưới xương sườn. Bạn nên đi khám ngay nếu cảm thấy đau hoặc chỉ cảm thấy khó chịu ở những khu vực kể trên.
8. Bàng quang
Nếu đau vùng xương chậu dưới ở cả trước bụng và sau lưng thì bạn nên đi khám bàng quang. (Ảnh: Maya Borenstein)
Hiệp hội Trị liệu Mát-xa Mỹ cho biết: "Vì bàng quang nằm ở phần lưng dưới nên nếu cơ quan này bị nhiễm trùng, nó sẽ gây đau đớn cho phần thắt lưng." Không những thế, nếu cơn đau đi kèm các vấn đề về đường tiểu thì bàng quang của bạn đã mắc bệnh nặng rồi đấy.
9. Buồng trứng
Buồng trứng có bệnh sẽ gây đau ở cả hai bên bụng dưới. (Ảnh: Maya Borenstein)
U nang buồng trứng sẽ tạo ra cơn đau nhói khó chịu ở cả hai bên bụng dưới. Không những thế, ung thư buồng trứng còn là một căn bệnh nan y có thể dẫn tới tử vong. Do đó mà khi cảm thấy đau vùng bụng dưới bạn nên đi khám ngay.
VietBF © Sưu Tầm