Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và phải chữa trị lâu dài và phải chấp nhận sống chung với nó. Bởi nếu không được điều trị hoặc điều trị không thường xuyên và đúng cách có thể gây hại cho mắt, hệ thần kinh, tim mạch cùng các cơ quan khác.
Không phải tất cả các bệnh nhân mắc bệnh đều cần phải bổ sung thêm insulin. Một sự kết hợp hoàn chỉnh giữa chế độ ăn kiêng và luyện tập thể thao thường xuyên có thể giúp duy tŕ mức độ đường trong máu ở mức cho phép.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung thảo dược, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hằng ngày để đẩy lùi tác hại của bệnh.
Điều không may là căn bệnh này ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện những triệu chứng rơ ràng. V́ vậy, bệnh thường chẩn đoán khi đă ở giai đoạn cuối hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh tiểu đường, cả Tây y, Đông y.
Song nhiều bệnh nhân bị dị ứng với một số thành phần của thuốc đặc trị tiểu đường, gây ra các vấn đề về da liễu hoặc t́nh trạng chóng mặt thường xuyên.
Lúc đó, các loại thảo dược tự nhiên được ưu tiên khuyên dùng v́ vừa hiệu quả, an toàn lại tiết kiệm chi phí điều trị. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ư bổ sung 4 loại thực phẩm sau trong khẩu phần ăn hằng ngày.
1. Cỏ cà-ri
Cỏ cà ri giúp giữ mức đường trong máu ổn định, tăng cường dung nạp glucose và hỗ trợ trong việc bài tiết glucose.
2. Ớt
Ớt là một loại thảo dược có hiệu quả trong việc lưu thông máu, được ví như một loại “thuốc bổ” cho cơ thể. Nó có thể làm giảm huyết áp (đối với người cao huyết áp) và cải thiện sức khỏe tim mạch.
3. Bồ công anh
Bồ công anh có thể cải thiện chức năng gan, giúp trong việc giải phóng glucose. Vị hơi chua của nó có thể kích thích vị giác và sử dụng để chế biến nhiều món ăn như súp, canh và xào.
Bổ sung loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn là một giải pháp tốt điều trị tiểu đường.
4. Mướp đắng (khổ qua)
[IMG]
[/IMG]
Bạn có thể sử dụng một muỗng canh nước ép mướp đắng mỗi ngày để duy tŕ nồng độ đường trong máu và nước tiểu ở mức an toàn.
Ngoài ra các sản phẩm từ mướp đắng như trà mướp đắng hoặc chiết xuất từ mướp đắng như cao mướp đắng cũng được khuyên dùng cho các bệnh nhân tiểu đường.
VietBF © sưu tập