Vietbf.com - Trung Quốc càng hung hăng hoạt động trái phép ở biển Hoa Đông, th́ Nhật Bản sẻ cân nhắc kiện Trung Quốc ra ṭa quốc tế, nếu Trung Quốc không chịu mau chóng nối lại các cuộc đàm phán về vấn đề khai thác dầu khí của hai nước.
Tàu hải giám Trung Quốc và các tàu tuần tra của Nhật Bản di chuyển gần quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư ngày 23/4/2013. Ảnh: Kyodo
Ngày 16/3, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản kêu gọi chính phủ của ông Abe cứng rắn yêu cầu Trung Quốc mau chóng nối lại các cuộc đàm phán về vấn đề khai thác dầu khí, đồng thời xem xét khả năng đưa vụ việc ra ṭa án trọng tài quốc tế, tương tự những ǵ Philippines đă làm.
“Nếu Trung Quốc thờ ơ trước yêu cầu đó, chính quyền cần phải hành động. Mọi người đều đồng ư rằng chúng ta không nên né tránh việc đưa vấn đề này lên ṭa án trọng tài quốc tế. Chúng ta cần bắt đầu xem xét khả năng đó”, nghị sĩ Yoshiaki Harada của LDP, nói. Ông Harada là người đứng đầu Ủy ban phát triển tài nguyên ở biển Hoa Đông.
Theo nghị sĩ Harada, hiện hai nước chưa có cuộc đối thoại song phương về phát triển tài nguyên ở biển Hoa Đông trong những năm gần đây, dù Tokyo liên tục kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán như vậy.
Bắc Kinh và Tokyo từ lâu có tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. Năm ngoái, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc ngừng xây dựng các giàn khoan thăm ḍ dầu và khí đốt ở vùng biển này. Vào thời điểm đó, Tokyo cáo buộc Bắc Kinh đơn phương khai thác bất chấp một thỏa thuận năm 2008 nhằm duy tŕ hợp tác, phát triển nguồn tài nguyên trong khu vực. Trung Quốc sau đó khẳng định họ có đủ thẩm quyền để khai thác trên biển Hoa Đông.
Philippines đă kiện Trung Quốc lên Ṭa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại The Hague, Hà Lan, liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố không tham gia và tẩy chay phiên ṭa.
Trong một diễn biến khác, AP đưa tin, Đô đốc Scott H Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương Mỹ hôm nay, cảnh báo nếu Washington đánh mất quyền tiếp cận vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, điều này sẽ gây ra những tác động sâu rộng không chỉ về quân sự.
Ông Swift cho rằng việc các tàu chiến di chuyển qua các khu vực tranh chấp “không đơn thuần là vấn đề hải quân”, mà nó tác động tới nền kinh tế toàn cầu và luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương cho rằng trường hợp như vậy sẽ không xảy ra. Trung Quốc từng nổi đóa khi Hải quân Mỹ điều các tàu chiến tới gần đảo nhân tạo Bắc Kinh xây trái phép ở Biển Đông.