Hiệp hội Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ đă nghiên cứu và t́m ra được âm thanh của biển là như thế nào. Bằng các thiết bị là microphone bọc titan hoặc microphone chịu nước, các nhà khoa học đă ghi âm lại tiếng sóng biển ở Thái B́nh Dương dưới độ sâu 11km so với mặt đất. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
Các nhà khoa học đă dùng microphone bọc titan hoặc microphone chịu nước để ghi âm tiếng sóng biển Thái B́nh Dương dưới độ sâu 11km so với mặt đất. Vị trí ghi âm cụ thể là đáy biển Challenger Deep thuộc kênh đào Mariana gần đảo Guam. Chương tŕnh nghiên cứu này do Hiệp hội Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ, trường ĐH bang Oregon (Mỹ) và Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ thực hiện ghi âm trong hơn 23 ngày.
Chúng ta cứ ngỡ rằng ḷng biển sâu là nơi yên tĩnh nhất Trái Đất nhưng những âm thanh mới ghi âm được lại cho thấy trong ḷng biển rất ồn ào, vừa do con người vừa do tự nhiên. Nhà hải dương học Robert Dziak nói: “Theo hiểu biết của tôi th́ dưới đáy biển Challenger Deep không thể có âm thanh”.
Những tiếng động ghi âm được trong ḷng biển như tiếng động đất, tiếng động cơ tàu thủy đi qua và tiếng kêu của cá voi. Kênh đào Mariana quá ồn ào bởi kếu cấu của nó truyền âm thanh từ bề mặt đại dương xuống bên dưới. m thanh trên mặt biển là tiếng tàu thuyền, tiếng kêu của cá voi đều truyền xuống ảnh hưởng đến kênh đào.
Áp lực dưới đáy biển rất cao, khoảng 7,26 tấn/inch2, nên các nhà nghiên cứu phải d́m microphone chịu nước từ từ trong hơn 6 giờ để nó không bị gẫy. Họ đă ghi được âm thanh trong ḷng biển từ tháng 7 năm ngoái nhưng đến tháng 11 mới đến lấy lại được microphone do băo biển và đi lại trên biển khó khăn.
Tiếng động mà tai người nghe thấy từ bản ghi âm “bật mí” về cuộc sống dưới đại dương và cho thấy các nhà khoa học đă thiết lập được cấp độ âm thanh cơ bản ở điểm sâu nhất dưới đại dương. Những phép đo đạc cho phép theo dơi các cấp độ âm thanh trong đại dương qua thời gian.
Cuộc nghiên cứu mới này làm cho các nhà khoa học hiểu thêm âm thanh do con người ảnh hưởng thế nào đến sinh vật biển. Ông Robert Dziak thú nhận rằng: “Thật sự, chúng tôi không biết âm thanh ảnh hưởng thế nào đến hệ sinh thái biển”.
Các nhà nghiên cứu c̣n dùng microphone chịu nước ghi âm tại một số nơi khác trong đại dương, nhất là dưới mỏm băng biển Bắc Cực. Họ hy vọng sẽ quay lại nghiên cứu tại biển Challenger Deep vào năm 2017, ghi âm lâu dài bằng microphone chịu nước và c̣n triển khai lắp đặt camera dưới nước. “Thay v́ nghiên cứu không gian vũ trụ, chúng tôi nghiên cứu những bí ẩn trong ḷng đại dương” – nhà hải dương học Robert Dziak viết trong báo cáo nghiên cứu.
vbf @ sưu tầm