VBF-Cho đến giờ cái tên Donald Trump vẫn là cái tên được báo chí Tg nhắc đến nhiều nhất trong cuộc chạy đua TT Mỹ năm nay. Dù yêu hay ghét ông Donald Trump nhưng ông đă dám nói thẳng vào nhiều vấn đề mà cả nước Mỹ vẫn c̣n hoang mang...
Tại sao là Trump?
Donald Trump ăn nói bạt mạng, và một điều quan trọng khác là trong các diễn văn của ông người ta không thấy một kế họach, một chính sách nào có chiều sâu, toàn diện cho nước Mỹ cả. Các diễn từ của ông lặp đi lặp lại chỉ có thế này:
- Phần 1: Ông nói về chiến thắng của ông và t́nh yêu của ông dành cho những người ủng hộ ông.
- Phần 2: Ông nói rằng những kẻ đang nắm quyền ở Mỹ, và những đối thủ của ông là ngu xuẩn, chỉ có ông là thông minh. Ông nói những kẻ đó là chính trị gia, c̣n ông th́ không, ông là người của nhân dân.
- Phần 3: Ông nói sẽ gom hết việc làm từ bên Trung Quốc, Việt nam, Nhật bản, Mexico,… về cho người Mỹ.
- Phần cuối: Ông nói là 80% bọn báo chí truyền thông chuyên môn viết bậy bạ.
Vậy mà ông đă thắng hầu hết ở các tiểu bang trong đợt bầu sơ bộ đang diễn ra của Đảng Cộng ḥa.
Một lư do được đưa ra là người Mỹ đă chán cái cách nói năng cẩn thận, không nêu đúng tên của sự việc bấy lâu nay của các chính trị gia.
Nhưng nguyên nhân sâu sa hơn cả cho ra đời ngôi sao Donald Trump có lẽ nằm ở… toàn cầu hóa.
Theo thống kê th́ những người ủng hộ ông Trump nói riêng và Đảng Cộng ḥa nói chung học ít hơn bên phe dân chủ, và trong nội bộ Đảng Cộng ḥa th́ người theo ông Trump cũng học ít hơn người theo các ứng viên khác.
Những người này làm những công việc giản đơn không đ̣i hỏi kỹ năng cao, và trong tiến tŕnh toàn cầu hóa đang diễn ra những công việc này được chuyển sang các nước có giá công nhân thấp.
Những người này cảm thấy họ không sống tốt như xưa, và ông Trump nói cái mà họ muốn nghe, nhưng họ không suy nghĩ thêm rằng nếu như Apple là ở Mỹ như ông Trump hứa chứ không phải ở Trung quốc th́ sẽ có giá đến cả ngàn. Hay là nếu không cho công nhân Việt Nam may áo sơ mi nữa th́ họ sẽ phải trả cả trăm USD cho một chiếc.
Họ đang cảm thấy bơ vơ, không hiểu điều ǵ xảy ra, và đúng lúc đó th́ ông Trump xuất hiện như vị cứu tinh với những lời hứa thuần tính dân túy của ông. V́ thế câu khẩu hiệu họ cầm tay khi đón ông Trump là “Đám đông thầm lặng”, không phải là không có ư nghĩa.
Nhưng tính dân túy không hoàn toàn nằm ở phe cộng ḥa, mà c̣n ở phe dân chủ.
Người ta hay so ông Trump với bà Clinton với tư cách họ là những đối thủ đang dẫn đầu ṿng đua, nhưng thật ra tính dân túy của ông Trump tương đồng với ông Sander hơn. Ông này cũng đưa ra nhiều lời hứa, thậm chí là một cuộc cách mạng. Nhưng cử tri của ông là những người có học hơn bên ông Trump, v́ thế họ mong những điều cao cấp hơn như là miễn phí đại học công, bảo hiểm sức khỏe cho toàn dân,… nhóm của ông Sander là những người trẻ tuổi đang bước vào chốn học thức, nhưng chưa có trải nghiệm cuộc đời.
Trở lại với toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa vừa là sứ mạng của nước Mỹ vừa là nỗi đau của nước Mỹ. Với nền tảng kinh tế thị trường từ buổi khai sinh, nước Mỹ là quốc gia toàn cầu hóa một cách bản năng, nhưng điều đó bắt nước Mỹ phải chia sẻ sự sung túc cho các nước khác.
Có vẻ như hiện nay cách tiếp cận của Đảng Dân chủ phù hợp hơn Đảng Cộng ḥa trong toàn cầu hóa.
Bà Clinton không nói sẽ mang việc làm trở lại nước Mỹ, mà là tạo nên những công việc lớn (great job), hàm ư những công việc mang giá trị sáng tạo cao mà nước Mỹ luôn đi đầu, mặc dù bà cũng lên tiếng không ủng hộ TPP.
Những quan điểm quốc pḥng và đối ngọai là đặc biệt làm nổi lên sự bối rối của Đảng Cộng ḥa.
Một mặt họ lúc nào cũng chủ trương xây dựng một đội quân mạnh, nhưng trong cuộc tranh luận ở Houston vừa qua họ muốn các nước Hàn Quốc và Nhật bản chia sẻ chi phí quốc pḥng với họ. Một mặt họ muốn quan hệ tốt với đồng minh, nhưng lại muốn lấy lại công việc từ các quốc gia này (đặc biệt là ông Trump).
Dù thích hay không thích ông Trump người ta cũng phải đồng ư rằng ông ấy đang khuấy lên những vấn đề xă hội và quốc tế mà nước Mỹ đang đối mặt.
Lịch sử chính trị Mỹ từng có những kẻ dân túy như ông Trump, hay ông Senders. Cho đến giờ này họ vẫn chưa bao giờ nắm quyền lực, nhưng theo các nhà nghiên cứu chính trị Mỹ th́ vai tṛ của họ là không hề nhỏ trên con đường mà nước Mỹ duy tŕ sự tự do, tự điều chỉnh nhanh chóng của ḿnh.
|