Tiềm lực của TQ thực sự mạnh tới cỡ nào?
Sao TQ dám hành động ngang ngược như vậy?
TQ và Mỹ sẽ tuyên chiến trong một tương lai gần?
Tờ Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời Tư lệnh viên chiến khu miền Nam, Thượng tướng Vương Giáo Thành, lớn tiếng khẳng định Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang chuẩn bị để chiến đấu bảo vệ cái mà nước này tự gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông.
Tiêm kích J-11 - loại chiến đấu cơ Trung Quốc triển khai (phi pháp) ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Vương cho biết quân đội nước này đang cảnh giác cao độ trước mọi mối đe dọa an ninh trong các vùng biển tranh chấp.
Ông này c̣n lớn tiếng đe dọa: “Quân đội Trung Quốc sẽ có khả năng xử lư bất kỳ mối đe dọa an ninh Trung Quốcnào. Không quốc gia nào được phép sử dụng bất kỳ lư do bào chữa và hành động nào để đe dọa sự an toàn và chủ quyền của Trung Quốc”.
Chiến khu miền nam là đơn vị mới được thành lập gần đây của PLA. Tướng Vương thậm chí khoe: “PLA đang lên kế hoạch ứng phó với tất cả kịch bản liên quan đến mọi nguy cơ quân sự có khả năng xảy ra trong khu vực”.
Theo South China Morning Post ngày 29/2, tuyên bố này của Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh sắp chuyển sang giai đoạn 3: Đối đầu thách thức Mỹ ở Biển Đông.
Theo đó, Trung Quốc có thể sẽ công bố khoản ngân sách quốc pḥng năm 2016 gia tăng đáng kể so với những năm trước, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang bởi sự theo đuổi yêu sách lănh thổ (bành trướng) và hàng hải của nước này trên Biển Đông.
Dự kiến ngân sách quốc pḥng Trung Quốc năm*2016 sẽ được công bố vào ngày 5/3, khi Quốc hội Trung Quốc mở phiên họp hàng năm. Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc nói: “Tôi nghĩ rằng thậm chí tăng 20% cũng được chấp nhận trong thời gian này, dù đó là mức cao nhất kể từ năm 2007".
Một nguồn tin khác từ Hải quân Trung Quốc nói với South China Morning Post, căng thẳng với các Hoa Kỳ trên Biển Đông, Hoa Đông cũng là nhân tố (cái cớ) để Bắc Kinh tăng ngân sách quốc pḥng.
The Epoch Times ngày 29/2 b́nh luận, cả thế giới sẽ không thể làm ǵ nếu để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược chống tiếp cận ở Biển Đông, trong khi giai đoạn 2 – triển khai các vũ khí chiến lược xuống Biển Đông có khả năng sắp hoàn thành.
Các nhà phân tích quốc pḥng đă cảnh báo, những nỗ lực này của Trung Quốc là nhằm đẩy Hoa Kỳ khỏi Biển Đông và Hoa Đông với những ǵ họ gọi là chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD).
Điều này sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng kiểm soát khu vực châu Á – Thái B́nh Dương cũng như những nơi khác.
Bên cạnh triển khai tên lửa, máy bay, radar, tàu ngầm, tàu chiến (bất hợp pháp) xuống Biển Đông, Trung Quốc c̣n tiến hành cả “chiến tranh chính trị, chiến tranh pháp lư, chiến tranh dư luận và chiến tranh tâm lư” với các đối thủ ở Biển Đông, Hoa Đông.
Khi các loại vũ khí chiến lược Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) ở Biển Đông được xem như một hệ thống, nó có thể tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và đáy biển.
Đi kèm hệ thống vũ khí Trung Quốc ở Biển Đông là một loạt các tuyên bố tuyên truyền về pháp lư, nhằm để thay đổi nhận thức toàn cầu về hành động của ḿnh.
Trong khi đó, chiến lược độc chiếm Biển Đông vẫn được Trung Quốc thúc đẩy đều đặn. Tháng 7/2015, Trung Quốc tuyên bố xây dựng xong đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Ḥa, Việt Nam), kết thúc giai đoạn 1.
Từ thời điểm đó, Trung Quốc đă chuyển sang giai đoạn 2 - xây dựng cơ sở hạ tầng và đặt vũ khí trang bị khí tài quân sự trên các đảo nhân tạo.
Với những ǵ vừa diễn ra trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), giai đoạn 3 có lẽ không c̣n xa nữa.