Vietbf.com - Đoàn biểu t́nh kêu gọi Việt Nam và Philippines cùng hợp lực chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa các vùng có tranh chấp tại Biển Đông. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu t́nh c̣n có sinh viên từ Indonesia, Cambốt, Đông Timor, Miến Điện và Hàn Quốc.
Cuộc biểu t́nh diễn ra rầm rộ trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila. Ảnh: HSVVN tại Philippines
Cuộc biểu t́nh do Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Philippines (ASVP) liên kết cùng Phong trào và Liên minh chống Trung Quốc gây hấn MARCHA, do cựu cố vấn an ninh quốc gia ông Roilo Golez làm chủ tịch, tổ chức.
ASVP và MARCHA đă huy động được sự tham gia đông đảo của sinh viên Việt Nam, Philippines, sinh viên quốc tế đến từ Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Đông Timor, Hàn Quốc, Nhật Bản… cùng một số tổ chức xă hội dân sự khác và đông đảo cộng đồng người Việt Nam. Số lượng người tham gia biểu t́nh lúc đông nhất lên đến khoảng 500 người.
Cuộc biểu t́nh diễn ra trong ṿng hai giờ trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, với sự bảo vệ trật tự của hàng trăm cảnh sát địa phương. Đoàn người vừa diễu hành vừa giương cao băng rôn, biểu ngữ với những thông điệp mạnh mẽ bằng tiếng Anh như "Sinh viên quốc tế phản đối quân sự hoá Biển Đông", "Cộng đồng quốc tế đoàn kết phản đối sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông", "Trung Quốc hăy mang tên lửa ra khỏi Hoàng Sa", "Trung Quốc hăy dỡ bỏ radar khỏi Hoàng Sa"...
"Sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế có mặt tại đây hôm nay để truyền đi một thông điệp đoàn kết: chúng tôi luôn tôn trọng t́nh hữu nghị với nhân dân Trung Quốc nhưng chúng tôi kịch liệt phản đối các hành vi hiếu chiến và vi phạm luật pháp quốc tế, quân sự hoá của Trung Quốc ở Biển Đông", chủ tịch của ASVP Nguyễn Quốc Giang trong bài phát biểu khai mạc cuộc biểu t́nh khẳng định.
Cuộc biểu t́nh thu hút nhiều hăng báo chí và truyền thông lớn của địa phương và thế giới. Ảnh: HSVVN tại Philippines
Đại diện cho MARCHA, cựu cố vấn an ninh quốc gia Roilo Golez khẳng định: "Các nước cần đoàn kết để ngăn chặn việc Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo, việc Trung Quốc triển khai tên lửa ra Biển Đông để đe doạ khu vực. Chúng ta cần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hiếu chiến, trả lại vùng biển cho chúng ta, Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế".
Tham gia biểu t́nh lần này c̣n có một tổ chức Thiên chúa giáo. Nhóm này đă đồng thời tổ chức cầu nguyện cho hoà b́nh ở Biển Đông ngay tại buổi biểu t́nh.
Trung Quốc gần đây được cho là đă triển khai các tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bắc Kinh có thể cũng đă bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
Những động thái này của Trung Quốc vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Mỹ lên án Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong khi Nhật yêu cầu nước này giải thích rơ ràng về hành động điều tên lửa. Australia, New Zealand cũng đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông.
Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh căi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.