Tham nhũng là một căn bệnh không thể chữa trong các bộ máy chính quyền. Chỉ là ở bộ máy nào căn bệnh này nặng nhẹ khác nhau mà thôi!
Báo cáo của một tổ chức chống tham nhũng quốc tế cho biết, nạn tham nhũng trong lĩnh vực công vẫn là một vấn nạn chính trên toàn cầu, tuy nhiên năm nay có nhiều nước đă cải thiện được thứ hạng trong đó Mỹ và Anh đạt được thứ hạng cao nhất.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International - TI), Đan Mạch vẫn duy tŕ là quốc gia có chỉ số minh bạch cao nhất thế giới năm thứ hai liên tiếp. Nước này đạt được 91 điểm trên tổng số 100 điểm trong khi Triều Tiên và Somalia đứng cuối bảng với 8 điểm.
Chỉ số tham nhũng dựa trên ư kiến của các chuyên gia về vấn nạn tham nhũng trong lĩnh vực công với nhiều yếu tố như lănh đạo chính phủ sẽ bỏ qua hay trừng phạt những cá nhân tham nhũng, sự phổ biến của nạn hối lộ và các cơ quan công quyền đáp ứng nhu cầu của công dân như thế nào.
Tham nhũng vẫn là một vấn nạn toàn cầu.
Mỹ đă tăng một hạng trên top những quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới so với năm ngoái, lên hạng thứ 16 với 76 điểm, bằng điểm với Áo. Vương quốc Anh cũng vươn lên vị trí thứ 10, với 81 điểm, ngang hàng với Đức và Luxembourg. Những nước đứng đầu khác, xếp từ thứ 2 đến thứ 9 là Phần Lan, Thụy Điển, New Zealand, Hà Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Singapore và Canada.
Dù có nhiều quốc gia đă giảm được nạn tham nhũng và vươn lên top 10 nước minh bạch nhất nhưng theo Transparency vẫn c̣n những quốc gia ở Châu Âu và Trung Á chưa có được sự cải thiện đáng kể, ví dụ như những quốc gia có số điểm thấp như Hungary, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các chính trị gia và các quan chức khác đang gia tăng thể chế “cưỡng ép” để tăng cường sức mạnh cho ḿnh.
Tổ chức này cho biết: “Một số nước như Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan và các nước khác, chính phủ t́m mọi cách hạn chế, nếu không muốn nói là cấm hoàn toàn, mạng xă hội và tự do truyền thông”.
Nga đứng thứ 119, cùng với Azerbaijan, Guyana và Sierra Leone, mặc dù đă tăng từ 27 điểm năm 2014 lên 29 điểm năm 2015. Năm ngoái, Moscow chỉ đứng thứ 136. Brazil, đang phải trải qua bê bối tham nhũng lớn nhất từ trước đến nay của công ty dầu khí nhà nước Petrobras, đă có một sự sụt giảm lớn nhất, mất 5 điểm và tụt xuống vị trí thứ 76.
Tổ chức Minh bạch quốc tế cho biết ở những nơi như Guatemala, Sri Lanka và Ghana, các nhà hoạt động công dân đă “làm việc rất chăm chỉ để đẩy lùi nạn tham nhũng”.
Jose Ugaz, người đứng đầu Tổ chức Minh bạch quốc tế, nhận định: “Chỉ số tham nhũng 2015 cho thấy rơ ràng rằng nạn tham nhũng vẫn c̣n là một vấn nạn lớn trên toàn cầu. Tuy nhiên, 2015 cũng là năm chứng kiến nhiều người dám đứng lên tuần hành chống tham nhũng, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đă gửi đi một thông điệp mạnh mẽ, đó là: đă đến lúc giải quyết tận gốc nạn tham ô”.
Bản tổng kết của TI cho thấy một dấu hiệu tốt, đó là có 64 quốc gia đă cải thiện vị trí của ḿnh trong khi 53 quốc gia tụt lùi và những nước c̣n lại không thay đổi.
Khu vực châu Á - Thái B́nh Dương cũng là một trong những "vùng trũng" của nạn tham nhũng khi có mức điểm trung b́nh chỉ là 43. Với 31 điểm, Việt Nam xếp thứ 112 trong tổng số 168 quốc gia và vùng lănh thổ được TI khảo sát, thống kê. Trung Quốc, một trong những nước từng có nạn tham nhũng trầm trọng hiện xếp thứ 83 với 37 điểm.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ TIME (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ "TIME" từng được tạp chí này giải thích là biểu tượng cho ḍng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho các sự kiện).