Với một cái đầu đầy ắp mưu mô, Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm Trung Đông lần này với nhiều mục đích kinh khuảng. Bề ngoài thì Trung Quốc thể hiện chuyến đi của ông Tập là để cải thiện quan hệ với Ả rập Xê-út và Iran, từ đó tạo quan hệ đối tác vững mạnh với các quốc gia này. Tuy nhiên bản chất vấn đề lại nhằm mục đích “hất cẳng” Hoa Kỳ ra khỏi khu vực đầy tiềm năng này.
Nhận định trên do tờ The Washington Times đưa ra. Theo đó, Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng sự hiện diện trên thị trường dầu mỏ ở Trung Đông, cũng như trong tương lai nhằm thay thế Washington trong vai trò là một “đấu thủ bên ngoài” có ảnh hưởng nhất trong khu vực này.
Theo The Washington Times, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này bắt đầu chuyến thăm một loạt các nước Trung Đông, trong đó có Iran, Ai Cập và Ả rập Xê-út.
Trong chuyến thăm này, ông Tập Cận Bình sẽ thảo luận với các lãnh đạo các nước trên những vấn đề khu vực và thế giới.
Chuyến đi Trung Đông của người đứng đầu Trung Quốc ngay sau khi Mỹ gõ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran chứng tỏ tham vọng của Bắc Kinh nhằm có một vị trí thuận lợi trong quan hệ với Tehran, tìm cách chấm dứt sự cô lập về ngoại giao và ký kết thỏa thuận với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo giới phân tích, mục dích của Trung Quốc trong chuyến đi này là nhằm “đánh tiếng” với Ả rập Xê-út và và Iran rằng khôn ngoan hơn là hãy chọn Bắc Kinh, chứ không phải Washington là một đối tác của tương lai.
"Trung Quốc muốn được xem như là một lực lượng ngày càng lớn mạnh, có thể giải quyết những mâu thuẫn tại khu vực Trung Đông, còn Hoa Kỳ đang ngày càng được xem như là một đất nước không có tiếng nói “nặng ký” trong việc giải quyết các vấn đề khu vực", giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh mới của Mỹ - Patrick Cronin, nhận định.
Theo ông Patrick Cronin, hiện nay, Trung Quốc không muốn bỏ lỡ cơ hội “vàng” này để lấp đầy khoảng trống quyền lực trong khu vực, nơi mà Hoa Kỳ không cẩn thận sẽ bị mất hết lòng tin.
Cũng theo Cronin, Trung Quốc có thể thương lượng với cả Riyadh và Tehran trong nhiều vấn đề.
Chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình đến Iran sẽ khiến ông trở thành vị lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đến thăm Tehran từ khi "Ngày Thực hiện" Thỏa thuận JCPOA có hiệu lực.
Đó là một "thông điệp" nhắc nhở với Iran rằng Trung Quốc là một người bạn "chung thủy" trong lúc khó khăn khi nước này đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế và cũng là một tín hiệu gửi đến các nước còn lại trên thế giới rằng Trung Quốc đã sẵn sàng trong cuộc đua giành lợi ích từ các thỏa thuận với Iran.
Theo nhà kinh tế học Iran, ông Saeed Laylaz, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình "sẽ giúp Trung Quốc duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Iran...", đồng thời Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia châu Âu.
Ông Laylaz cũng lập luận rằng tập trung dựa vào sức mạnh kinh tế của Trung Quốc khi Iran đang trong đà hồi phục sau các biện pháp trừng phạt sẽ rất có lợi cho nền kinh tế Iran thời gian tới và gọi đó là "giải pháp Trung Quốc cho nền kinh tế Iran".
Sự khó khăn về kinh tế, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sẽ ngày càng tăng…,trong khi Bắc Kinh đang nhằm tìm kiếm thị trường mới cho xuất khẩu hàng hóa của họ…
Những yếu tố này là mục đích chính trong chuyến thăm Trung Đông của nhà lãnh đạo Trung Quốc – Tập Cận Bình, The Washington Times kết luận.
Therealtz © VietBF