Vietbf.com - Iran đă thoát lệnh cấm vận thế giới, th́ phương Tây lao vào tích cực "săn đón" nữ doanh nhân trẻ Iran, v́ Elham Hassanzadeh là cái tên đang được giới đầu tư dầu mỏ ở Mỹ và phương Tây săn đón, khi mà thị trường ở quốc gia từng là “ông lớn” dầu mỏ bắt đầu mở cửa trở lại với thế giới.
Hassanzadeh trong văn pḥng của ḿnh ở Tehran.
"Thu hút cả châu Âu"
"Có mấy lần trong đời một ‘siêu cường’ về hydrocarbon tái mở cửa thị trường?" – đó là suy nghĩ của Ganesh Betanabhatla, nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tại Mỹ, khi “theo đuổi” nguồn tài nguyên ở Iran, bất chấp can ngăn từ bạn bè.
Betanabhatla đă tự t́m kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khai thác - sản xuất dầu mỏ ở Iran, chờ ngày nước này chính thức được dỡ bỏ cấm vận.
Ông đă nhờ tới sự trợ giúp của Elham Hassanzadeh trong việc nghiên cứu, thăm ḍ thị trường mà theo ông “36 năm qua, chưa có ai trong giới khai thác dầu mỏ thế giới đặt chân tới”.
Thông qua mạng lưới của Hassanzadeh, nhà đầu tư người Mỹ được sắp xếp để gặp gỡ các quan chức Iran ở New York và châu Âu, trong số đó, có người là giám đốc phát triển một trong những công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Âu.
Hassanzadeh, 31 tuổi, đang là cái tên đang được giới đầu tư dầu mỏ ở Mỹ và phương Tây săn đón, khi mà thị trường ở quốc gia từng là “ông lớn” dầu mỏ bắt đầu mở cửa trở lại với thế giới.
Chuyên gia Howard Rogers từ Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho biết, cuốn “Ngành công nghiệp Khí tự nhiên của Iran thời kỳ sau Cách mạng - Lạc quan, Hoài nghi và Tiềm năng” của cô đă "gây băo" đối với các công ty dầu mỏ lớn của châu Âu.
Jonathan Stern, chủ tịch chương tŕnh nghiên cứu khí đốt tự nhiên thuộc Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, khẳng định:
"Mọi người, đặc biệt là châu Âu, đang thực sự bị cô ấy thu hút. Một phụ nữ trẻ người Iran với kĩ năng Tiếng Anh, nền tảng học vấn, kinh nghiệm thực tế - tất cả đều tuyệt vời, và một tấm bằng về luật khác với bất cứ tấm bằng mà người ta từng thấy".
Thời gian gần đây, cô liên tục đi lại giữa Iran và châu Âu, tham gia phát biểu trong các hội nghị thương mại, gặp gỡ giới lănh đạo dầu mỏ phương Tây, giám đốc quỹ hỗ trợ, giới ngân hàng, luật sư để nói về sự "tái xuất" của quê hương cô.
Hassanzadeh bắt đầu có hứng thú với ngành công nghiệp năng lượng khi c̣n học luật tại Đai học Hồi giáo Azad ở Tehran, dưới sự hướng dẫn của luật sư hàng đầu về dầu mỏ - khí đốt Hassan Sedigh.
Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ tại Anh, cô quay về nước, thành lập công ty tư vấn Energy Pioneers (có trụ sở tại Tehran và London), đi tiên phong trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại Iran.
Công việc của cô là hỗ trợ cho các công ty Iran chuẩn bị các tài liệu về tài chính và nghiên cứu tính khả thi, giúp các nhà đầu tư phương Tây có thể tin tưởng và thấu hiểu thị trường nước này.
"Cứ b́nh tĩnh, ai cũng có phần"
Nhận định về thị trường dầu mỏ tại quốc gia ḿnh, Hassanzadeh cho rằng, các công ty có mối quan hệ tốt ở Iran có thể giữ cổ phần nhỏ trong các hợp đồng khai thác - phát triển dầu mỏ, nhượng quyền kiểm soát - vận hành cho các công ty quốc tế và chỉ ngồi thu cổ tức.
Tuy nhiên, đó không phải là điều họ nên làm.
Iran cần công nghệ, cần biết cách vận hành, cần công ăn việc làm, và những thứ như vậy th́ không thể tới từ những mối quan hệ theo kiểu "bán thực dân" - vốn thịnh hành ở nhiều nơi khác tại Trung Đông.
Cô cũng không đồng t́nh với quan điểm, các nhà đầu tư phương Tây, trong một thi trường đang dư thừa dầu mỏ như hiện nay, sẵn sàng đổ tới Tehran, mà không xem xét chi tiết những điều khoản quan trọng của thỏa thuận.
Chính v́ thế, Hassanzadeth đă quyết định ḿnh cần phải trở thành “cầu nối” giữa phương Tây và Iran.
Dù c̣n trẻ tuổi, nhưng ngay từ khi c̣n học tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cô đă tạo dựng được một mạng lưới rộng lớn những "tay chơi" trong ngành công nghiệp này ở châu Âu.
Hassanzadeh đă sử dụng chính lợi thế này, cùng kiến thức sâu rộng của ḿnh về các nguồn năng lượng của Iran, quan hệ tân thiết với các chính trị gia kĩ trị trong chính phủ và giới lănh đạo ngành công nghiệp Iran để gây dựng cơ nghiệp.
Dù không tiện nêu ra một cái tên cụ thể nào, song cô khẳng định: Phương Tây đă bắt đầu tiếp cận ngành dầu mỏ Iran ít nhất là từ 18 - 24 tháng trước, thậm chí có thể là lâu hơn nữa.
Elham Hassanzadeh
Cuối tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh đă mời gọi hơn 300 giám đốc điều hành các công ty năng lượng đấu thầu vào hơn 70 dự án khai thác và phát triển dầu mỏ của nước này, đồng thời hứa hẹn các điều kiện đầu tư tốt hơn.
Hassanzadeh th́ cho rằng, các đối tác tiềm năng không tin tưởng những thông tin về dự án mà họ nhận được từ Tehran. Các ngân hàng lớn và các quỹ đầu tư vẫn cần Bộ Tài chính Mỹ "bật đèn xanh" trước khi cam kết đầu tư tiền vào Iran.
"Với họ, sự ổn định của Iran vẫn là một vấn đề c̣n băn khoăn. Điều ǵ sẽ xảy ra trong 2 năm, nếu Tổng thống Rouhani không tái đắc cử?".
Hassanzadeh chỉ ra, nếu muốn các công ty châu Âu liên doanh với những đối tác Iran trên cơ sở b́nh đẳng hơn, Iran cần phải xây dựng "cơ sở hạ tầng đầu tư", gồm các kiểm toán viên độc lập, luật sư, tư vấn và toà án để người nước ngoài có thể tin tưởng.
Điều đó cần thời gian và cả sự cam kết tuân thủ luật pháp của cả xă hội.
"Chúng tôi đang cố gắng xây dựng nền tảng này. Chúng tôi đang nói với mọi người rằng: "Hăy b́nh tĩnh, thư giăn, ai cũng có phần. Đừng làm ǵ bây giờ để khiến bạn phải hối tiếc về sau"".
C̣n đối với các nhà đầu tư phương Tây đang tha thiết muốn thiết lập các mối quan hệ hợp tác, cô chỉ khuyên 2 chữ - kiên nhẫn.
Theo nhận định của Hassanzadeh, nguồn tài chính đổ vào Iran, nhiều khả năng tới đầu tiên là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, chứ không phải châu Âu hay Mỹ.
Dù vậy, dựa vào việc người Iran ưa thích công nghệ Mỹ và hàng hoá Mỹ như thế nào, nữ doanh nhân này dự đoán, các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ chắc chắn sẽ được chào đón nhiệt thành. "Họ sẽ được ưu tiên hơn bất cứ ai khác".
Phá vỡ ranh giới
Làm việc trong ngành công nghiệp mà nam giới chiếm đa số, nữ doanh nhân trẻ tuổi chia sẻ, với cô, sự phân biệt đối xử nặng nề nhất là cảm giác bị nam giám đốc cấp cao tán tỉnh trong các cuộc họp chỉ v́ "họ nghĩ bạn là phụ nữ, bạn nên thoải mái" khi được đàn ông tiếp cận.
Tất nhiên, đó chỉ là thiểu số. Hassanzadeh bày tỏ, những người đàn ông làm việc trong ngành công nghiệp dầu mỏ đều rất tốt bụng. Họ vẫn luôn đối xử với cô theo kiểu "thực sự không thể tin rằng một người phụ nữ lại có thể thẳng thắn tới mức độ như bạn"".
Không như nhiều phụ nữ Iran kết hôn từ tuổi 17 và buộc phải quên sự nghiệp của ḿnh đi, Hassanzadeh biết rằng cô muốn cầm trên tay tấm bằng Tiến sĩ trước khi “yên bề gia thất”.
"Tôi từng được dặn rằng nếu gặp người đàn ông mà tôi thích, th́ đừng nói với anh ta tôi làm nghề ǵ".
Thế nhưng, trái lại, Hassanzadeh tâm sự, cô rất thích đánh bại đàn ông trong "lănh địa" của họ. "Tôi cần phải phá vỡ ranh giới đó, dấn thân vào đấu trường mà ở đó, đàn ông đă luôn, và vẫn tiếp tục thống trị".