Dưới thời Tập Cận B́nh, quan tham từ nhỏ đến to dần dần sa lưới. Để làm trong sạch đội ngũ lănh đạo, Tập Cận B́nh đang gia tăng yêu cầu nghiêm khắc đối với các thành viên Bộ chính trị. Ai mà c̣n muốn tồn tại với vai tṛ lănh đạo trong sạch th́ sẽ phải chấp nhận một cơ chế kiểm soát ngặt nghèo.
Hội nghị Bộ chính trị Trung Quốc hôm 28-29/12/2015. Ảnh: Xinhua
Nhắc nhở Bộ chính trị Trung Quốc bằng bài học "ngũ hổ"
Trong 2 ngày 28-29/12/2015, Bộ chính trị trung ương đă triệu tập cuộc họp chuyên đề "sinh hoạt dân chủ". Đây là hội nghị tổng kết xây dựng tác phong thực tiễn của toàn hệ thống quan chức Trung Quốc từ sau đại hội XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012.
Theo Tân Hoa Xă, các thành viên Bộ chính trị Trung Quốc được yêu cầu "liên hệ những bài học sâu sắc từ Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch... để phân tích, triển khai phê b́nh và tự phê b́nh".
Tài liệu phát ngôn của các Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc trước hội nghị trên trọng điểm xoay quanh 7 vấn đề như "bảo vệ đoàn kết của đảng và uy tín của trung ương", "phục tùng và ǵn giữ đại cục", "sử dụng quyền hạn đúng đắn và liêm khiết", "tuân thủ kỷ luật chính trị và tổ chức"...
Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, 7 vấn đề mà các thành viên Trung Nam Hải chỉ ra đều là những lĩnh vực từng bị "ngũ hổ" vi phạm và tạo thành hậu quả nghiêm trọng.
Nói cách khác, "quy tắc 7 điều" được đặt ra như một động thái "mất ḅ phải lo làm chuồng" và từ nay được xem là 7 vấn đề trọng điểm mà các cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ chú ư giám sát đối với các Ủy viên Bộ chính trị.
Đồng thời, Chủ tịch Trung Quốc cũng nêu ra 4 yêu cầu, dài hơn 1.000 chữ đối với Bộ chính trị nước này, bao gồm "kiên định phương hướng chính trị đúng đắn", "thực hiện nghiêm ngặt quyết sách lớn của trung ương", "quản lư tốt lĩnh vực được giao", "yêu cầu nghiêm khắc với bản thân".
Trong đó, ông Tập nhấn mạnh thành viên Bộ chính trị "phải giáo dục, quản lư, giám sát nghiêm khắc với người nhà, họ hàng và cấp dưới để kịp thời điều chỉnh, sửa sai ngay khi xuất hiện vấn đề". Những yêu cầu này cũng nằm trong phạm vi "quy tắc 7 điều" nêu trên.
Trung Nam Hải sẽ triệt đường quyền lực của "hổ lớn"
Hồi tháng 9/2015, cựu Phó hiệu trưởng Trường đảng trung ương Trung Quốc Lư Quân Như từng tiết lộ "trung ương đang nghiên cứu đặt ra một bộ quy tắc chuẩn đối với lănh đạo cao cấp" với phạm vi áp dụng dành cho hơn 20 Ủy viên Bộ chính trị nước này, bao gồm 7 lănh đạo cấp cao nhất.
Theo Đa Chiều, hội nghị vào cuối tháng 12 vừa qua mặc dù chưa thể hiện được "tính mục tiêu nhằm vào các lănh đạo cấp cao", nhưng cũng đă cho thấy xu hướng của một cơ chế kiểm soát, kỷ luật và hạn chế của Trung Nam Hải đối với các quan chức nắm thực quyền.
Cũng theo trang này, sự thiếu minh bạch và cơ chế quản lư những quan chức hàng đầu Trung Quốc hiện nay đang được đánh giá là "vấn đề gốc rễ, không thể giải quyết" đối với lĩnh vực chính trị của quốc gia này.
Đây đồng thời trở thành một tiêu chuẩn đánh giá mức độ thành công của cuộc cải cách thể chế chính trị Trung Quốc.
Trong quá khứ, Bắc Kinh đă xây dựng chế độ lănh đạo về hưu và chế độ lănh đạo tập thể nhằm hạn chế phần nào hiện tượng trên, nhưng tính hiệu quả của nó đến nay chưa làm người ta hài ḷng bởi c̣n nhiều điểm mơ hồ.
Tờ báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo hồi tháng 10/2015 cũng phải thẳng thừng lên tiếng cảnh cáo các lănh đạo, quan chức về hưu "hăy biết yên phận", không được nhúng tay gây ảnh hưởng trên chính trường.
Hội nghị Bộ chính trị Trung Quốc vừa qua thể hiện xu hướng "tự kiểm soát bản thân" và khả năng xây dựng "bộ quy tắc chuẩn với lănh đạo cấp cao"trong tương lai chắc chắn sẽ trở thành một cơ chế mạnh phục vụ chiến dịch "đả hổ" của ông Tập.
Đa Chiều cho hay, động thái này sẽ là một bước gia tăng kiểm soát hành vi đối với các thành viên Bộ chính trị Trung Quốc mà sự nghiêm ngặt của nó thậm chí được kỳ vọng "hà khắc hơn cả phương Tây".
Có phân tích nhận định, Tập Cận B́nh đề ra quy củ để kiểm soát Bộ chính trị Trung Quốc, đặc biệt là yêu cầu "bảo vệ uy tín trung ương", có khả năng sẽ làm cho các quyết định, đánh giá hay phát ngôn của cá nhân ông trở nên có sức nặng hơn.
Điều này thậm chí được cho rằng có thể làm suy yếu quyền lực thực tế của các quan chức lănh đạo cấp cao nước này.
Tuy vậy, theo Đa Chiều, so với cơ chế "cửu long trị thủy" với quyền lực phân chia tương đối đồng đều cho 9 Ủy viên thường vụ Bộ chính trị như dưới thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, sự tập trung quyền lực như hiện nay mang lại cho Bắc Kinh nhiều lợi ích hơn.
Với cơ chế quản lư mà bản thân lănh đạo cao nhất là ông Tập cũng bị kiểm soát bởi các quy tắc ngặt nghèo và không bị thay đổi bởi một nhóm thế lực nào đó, Trung Nam Hải có thể kỳ vọng cao rằng những quan tham kiểu"ngũ hổ" sẽ không c̣n "cửa" để xuất hiện nữa.
Therealtz © VietBF