IS gọi Somali là "tiểu vương quốc" khi chúng lập một chi nhánh ở đây. Chúng hiện đă mở rộng lănh thổ hoạt động tại đất nước này khi lợi dụng được sự bất ổn trong nội bộ nước này. V́ thế mà sự hoạt động của hải tặc không vấp phải sức ép của chính quyền sở tại.
Chiến binh của nhóm khủng bố al-Shabab tập luyện trong một doanh trại ở Somalia năm 2011. Ảnh: AP.
Cách Syria khoảng 3.200 km, Somali lâm vào cuộc nội chiến và không có chính quyền trung ương đủ mạnh từ năm 1991. V́ thế mà hải tặc tha hồ hoành hành. Các tàu hải quân quốc tế lại không thể can thiệp trên đất liền nên chừng nào Somalia c̣n bất ổn th́ quốc gia Đông Phi này vẫn là thiên đường đối với hải tặc.
Giành đất ở Somalia, quốc gia đang chia cắt bởi chiến tranh, không phải việc dễ. Một nhóm phiến quân có mối quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda đă hoạt động khá lâu ở đất nước ở ŕa phía tây của châu Phi và đe dọa rằng chúng sẽ giết những người muốn gia nhập IS. Nhưng lời hăm dọa đó vẫn không thể ngăn cản một số chiến binh – rất có thể con số là vài chục – rời bỏ hàng ngũ để sang IS.
Thực tế trên khiến giới chức Mỹ, những người đă đầu tư hàng trăm triệu USD cho chính phủ mới ở Somalia thực hiện chiến dịch quân sự nhằm diệt các phần tử cực đoan, lo ngại.
Somalia là nơi những nhóm cực đoan có thể trông đợi những phần thưởng lớn. Đây là một quốc gia có chính phủ yếu nhưng lại có đường bờ biển dài nhất lục địa đen. Nước này tiếp giáp 3 đồng minh của Mỹ: Ethiopia, Djibouti và Kenya.
"IS đang cố gắng xâm nhập vào Somalia và sau đó có thể tiến vào Kenya", Rose Gottemoeller, thứ trưởng đặc trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu tại một hội nghị ở thành phố Johannesburg trong tháng 12.
Nhóm khủng bố IS đă mở rộng phạm vi hoạt động của chúng ra bên ngoài lănh thổ Syria và Iraq, với sự hiện diện của chiến binh ở Afghanistan, Libya, Yemen, Nigeria. Nhiều nhóm khủng bố ở các nước khác cũng tuyên thệ trung thành với IS. Dù sự hiện diện của IS ở Somalia mới ở mức thấp, song lời kêu gọi những kẻ ủng hộ cho thấy tham vọng của chúng.
Chiến dịch tuyển mộ kéo dài nhiều tháng của IS ở Somalia đă mang lại một số kết quả. Hồi tháng 10, một giáo sĩ Hồi giáo khá nổi tiếng, Abdiqadir Mumin, thông báo ông ta gia nhập IS và dẫn theo ít nhất 20 người trung thành.
Trong hai tháng qua, nhà chức trách Somalia bắt một công dân Mỹ và một người có thẻ cư trú dài hạn ở Mỹ khi họ rời khỏi nhóm khủng bố al-Shabab để gia nhập IS. Tới thời điểm hiện nay, IS chưa hề phái chiến binh hay gửi nguồn lực tới Somalia, song dường như h́nh ảnh của chúng đă lớn mạnh trong tâm trí của chiến binh.
"Hiện tại, đây là cỗ máy tuyên truyền hiệu quả nhất", Matt Bryden, một chuyên gia về Somalia và giám đốc Trung tâm nghiên cứu Sahan ở Nairobi, b́nh luận.
Al-Shabab bắt đầu trỗi dậy sau khi Ethiopia tiến vào Somalia vào năm 2006. Trong năm 2012, chúng tuyên thệ trung thành với Al-Qaeda để nhận sự hỗ trợ của những chuyên gia kỹ thuật và cố vấn tư tưởng do Al-Qaeda phái sang.
Với sự hậu thuẫn của Al-Qaeda, dường như al-Shabab đă mở rộng tham vọng của chúng. Trong năm 2013, một nhóm phiến quân tấn công một siêu thị ở Nairobi, đoạt mạng 63 người. Hồi tháng 4 năm nay, al-Shabab phái chiến binh tới Đại học Garissa ở phía đông bắc Kenya và giết 148 người (phần lớn nạn nhân là sinh viên).
Nhưng ngay cả khi đẩy mạnh các cuộc tấn công đẫm máu, al-Shabab lại mất dần lănh thổ mà chúng kiểm soát do nỗ lực của liên quân Liên minh châu Phi và những vụ tiêu diệt thủ lĩnh phiến quân bằng phi cơ tự động của Mỹ. Hai thủ lĩnh cấp cao của al-Shabab thiệt mạng v́ phi cơ tự động Mỹ vào năm 2008 và 2014.
IS vươn ṿi
Nhiều nhóm vũ trang ở Bắc Phi và Nam Á đă chấp nhận trở thành "chư hầu" của IS từ khi chúng tuyên bố thành lập "nhà nước của người Hồi giáo" ở những vùng lănh thổ mà chúng chiếm tại Iraq và Syria vào năm 2014. Nhưng mối liên hệ của chúng đối với IS khá đa dạng.
Chẳng hạn, tại Nigeria, nhóm Boko Haram nhận sự hỗ trợ mạnh của IS từ khi chúng "đứng dưới cờ" của nhóm này hồi tháng 3, các chuyên gia t́nh báo khẳng định.
Ở Afghanistan, IS đă trở thành lựa chọn đối với những chiến binh Taliban bất măn với tổ chức. Vào tháng 12, tướng John Campbell, người chỉ huy lực lượng Mỹ và NATO ở Afghanistan xác nhận các chiến binh IS từ Iraq và Syria đă tới tỉnh Nangahar, nơi chi nhánh IS ở Afghanistan hoạt động mạnh nhất.
IS lộ dă tâm tại chốn thiên đường cướp biển - ảnh 1
Bản đồ thể hiện lănh địa của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (Islamic State) và vùng Puntlan, Somalia. Đồ họa: Washington Post.
Khi IS để ư tới Somalia, chúng công bố hàng loạt video để tuyển tân binh, đặc biệt là những chiến binh trong hàng ngũ al-Shabab. Trong một video, người xem thấy một thanh niên để râu quai nón liệt kê những thành công của IS. Ngoại h́nh của thanh niên cho thấy dường như anh ta là người Somalia.
"Lập một nhà nước Hồi giáo ở Somalia sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho bạn, mà c̣n mang tới lợi ích cho tín đồ Hồi giáo ở Somalia và Đông Phi", thanh niên nói bằng tiếng Anh.
Một quan chức t́nh báo Mỹ giấu tên nhận định, phiến quân ở Somalia cảm thấy IS hấp dẫn v́ chúng hướng tới mục tiêu cao hơn các vấn đề mang tính địa phương.
Vị thế của IS chưa chắc chắn
Đến thời điểm này, giáo sĩ Mumin là nhân vật quan trọng nhất đối với hoạt động tuyển mộ của IS tại Somalia. Là giáo sĩ có tầm ảnh hưởng quốc tế, ông ta từng là một trong những thủ lĩnh tôn giáo quyền lực nhất của al-Shabab nói chung và ở tỉnh Puntland nói riêng. Puntland nằm ngoài khu vực mà al-Shabab có tầm ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, Hussein Hassan, một trong những giáo sĩ cực đoan người Kenya và từng ủng hộ al-Shabab, cũng từng gợi ư nhóm này gia nhập IS.
Mặc dù vậy, người ta vẫn chưa biết nhiều về sự hiện diện của IS tại Somalia. Thậm chí dư luận cũng chưa biết ư đồ của IS tại đây. Liệu những kẻ từng chiến đấu cho al-Shabab sẽ thay đổi chiến thuật và tham vọng sau khi gia nhập IS, hay chi nhánh mới chỉ là cách để IS phát động chiến tranh với những nhóm thánh chiến khác? Theo các chuyên gia, rất có thể chi nhánh IS tại Syria sẽ ấp ủ tham vọng mang tính địa phương hơn so với lực lượng chính ở Syria.
Trước khi chiến dịch chiêu mộ chiến binh của IS bắt đầu tại Somalia trong năm 2015, nội bộ al-Shabab đă rạn nứt. Phiến quân coi những chiến binh nước ngoài, đặc biệt là người từ Kenya và Mỹ, là gián điệp. Ngoài ra, mâu thuẫn giữa các bộ tộc cũng khiến mức độ ủng hộ al-Shabab giảm mạnh trên phạm vi cả nước. Hai thực tế đó khiến thành viên của al-Shabab dễ dao động bởi những lời hứa của IS.
Al-Qaeda cũng tức giận trước ư đồ của IS tại Somalia. Trong một thông điệp hồi tháng 9, Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh tối cao của Al-Qaeda, tuyên bố IS đă xây dựng chế độ trái với phương pháp của đấng tiên tri.
Therealtz © VietBF