Sau Mỹ, Úc đă quyết định đưa các máy bay tuần tra ra Biển Đông bất chấp những cảnh báo của Trung Quốc.
Bộ Quốc pḥng Úc cho biết họ sẽ đưa một máy bay Orion P-3 của Không quân Hoàng gia Úc thực hiện tuần tra thông thường trên biển ở khu vực biển Đông từ ngày 25/11 đến 4/12. Máy bay Úc đang “thực hiện quyền tự do hàng hải quốc tế, trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân sự quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”. Giới phân tích cho rằng, hoạt động này được hiểu là tín hiệu gửi đến Bắc Kinh rằng, Úc không chấp nhận yêu sách vô lư của Trung Quốc đối với chủ quyền lănh thổ trên biển Đông, không chấp nhận việc Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo nhằm đơn phương kiểm soát vùng biển có tầm quan trọng chiến lược này.
Ông James Goldrick, một quan chức hải quân đă nghỉ hưu và đang là cố vấn cho chính phủ Úc, nói rằng, hoạt động của Không quân Hoàng gia Úc có thể bị Trung Quốc hiểu là sự thách thức. Ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc, cho rằng “không có ǵ là b́nh thường trên biển Đông hiện nay v́ căng thẳng đang dâng cao trong khu vực”. Theo ông, chính phủ Úc nên gửi tín hiệu mạnh nhất đến Bắc Kinh, ABC News đưa tin. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, Úc đang “gây rắc rối”.
Cuối tháng 10, để khẳng định quyền tự do hàng hải, Mỹ cử tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ tới sát đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa - nơi Trung Quốc đă thực hiện xâm lấn mở rộng và quân sự hóa. Giới phân tích cho rằng, hai ứng viên tiềm năng nhất có thể phối hợp với Mỹ để tuần tra trên biển Đông là Nhật Bản và Úc. Các quan chức quốc pḥng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ năm nay có thể sẽ không thực hiện thêm chuyến tuần tra nào sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông.
Trong bài viết đăng hôm 14/12 thuật lại chuyến bay từ đảo Palawan, Philippines, nhằm thử phản ứng của Trung Quốc và quay phim khu vực đá Vành Khăn và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép, phóng viên BBC cho biết, máy bay của họ liên tục nhận được cảnh cáo từ Hải quân Trung Quốc.
Trong bài viết của ḿnh, nhà báo Rupert Wingfield-Hayes nói rằng, Trung Quốc chịu ràng buộc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà họ đă phê chuẩn. Công ước quy định rằng, những cấu trúc ch́m, như băi san hô, không thể có bờ biển có chủ quyền, và rằng việc xây dựng cấu trúc nhân tạo trên những băi đó không biến chúng thành lănh thổ có chủ quyền. Nói cách khác, phóng viên này được phép thực hiện những chuyến bay như vậy mà không vi phạm luật pháp quốc tế, và Trung Quốc không được can thiệp. Trên thực tế, máy bay chở phóng viên này và hai phi công, một kỹ thuật viên và một quay phim liên tục nhận được cảnh cáo qua radio: “Đây là Hải quân Trung Quốc. Các anh đang đe dọa an ninh của chúng tôi. Để tránh tính toán sai lầm, hăy rời khỏi đây ngay lập tức!”.
Tướng Mỹ giục các nước dùng cơ chế trọng tài quốc tế
Hôm qua, Đô đốc Scott Swift, Chỉ huy Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ, lên tiếng thúc giục các quốc gia sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp trên biển. “Mối quan ngại của tôi là sau nhiều thập kỷ ḥa b́nh và thịnh vượng, chúng ta có thể đang chứng kiến sự trở lại của kiểu “ai khỏe người đó thắng” ở khu vực”, Reuters dẫn phát biểu của tướng Swift tại Hawaii (Mỹ). Tướng Mỹ cũng cảnh báo, nhiều nước trong khu vực đang tăng cường sử dụng của cải của họ để phát triển hải quân cao hơn mức cần thiết. “Ngay cả hiện nay, những tàu và máy bay hoạt động gần các thực thể theo luật pháp quốc tế đều nhận được các cảnh cáo không cần thiết, đe dọa hoạt động thương mại và quân sự thông thường”, ông Swift nói trước Diễn đàn Chiến lược Hợp tác, với sự tham dự của đại diện Nhật Bản, Philippines, Indonesia và một số nước khác.
Phản ứng trước phát biểu của tướng Swift, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, “một số nước đang cường điệu căng thẳng ở biển Đông”.
VietBF© Sưu tập