VBF-Có thể nói những biện pháp trừng pạht kinh tế thế này giữa Nga và phương Tây đều không có ǵ mới mẻ bởi trong quá khứ chiến tranh lạnh nó đă xảy ra rồi. Với t́nh h́nh hiện nay mọi việc có khách chút nhưng mục đích chung vẫn là chơi khó nhau trong lúc thù ghét.
Ai tham gia vào các lệnh trừng phạt?
Theo tờ Russia Beyond The Headlines, vào tháng 8/2014, Nga lần đầu đưa ra các lệnh trừng phạt trong lịch sử hiện đại dành cho các nước phản đối Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
EU và Mỹ đă có hành động đầu tiên là cấm toàn bộ nhóm chính trị gia và những doanh nhân được coi là bạn thân của Tổng thống Nga Putin đi vào lănh thổ của họ và đóng băng toàn bộ tài sản của những người này.
Đáp lại, chính phủ Nga cấm nhập khẩu thực phẩm của Mỹ và EU. Đây là một đ̣n giáng đáng kể. Trước lệnh cấm, lợi nhuận của các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường bán lẻ là 40%.
Cuối tháng 11, sau khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Nga, chính phủ Nga đă trả đũa bằng biện pháp trừng phạt chống lại Thổ. Các mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu là thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ - trừ cá, các loại hạt và sữa - đều bị cấm.
Nước tiếp theo chịu sự trừng phạt của Nga có lẽ là Ukraine nếu như có dấu hiệu cho thấy Kiev kư thỏa thuận hợp tác kinh tế với EU, ngăn tái xuất hàng hóa các sản phẩm bị cấm từ các nước châu Âu sang Nga.
Theo chính phủ Nga, nếu Ukraine kư thỏa thuận này, việc nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm từ Ukraine có thể bị cấm sau ngày 1/1/2016.
Tại sao Nga hạn chế nhập khẩu?
Chính phủ Nga đang hạn chế nhập khẩu bởi trong những năm gần đây, nước này đă xuất khẩu hơn nhập khẩu đáng kể, các chuyên gia giải thích.
Hơn nữa, lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga là đáng kể. Ví dụ, kim ngạch hàng hóa giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2015 dự kiến là từ 23-25 tỷ USD. Trong số này, khoảng 20 tỷ USD nằm ở hàng hóa xuất khẩu của Nga, trong khi nhập khẩu chỉ trị giá 4-5 tỷ USD.
"Các lệnh trừng phạt của Nga chỉ liên quan tới nhập khẩu, v́ thế trong ngắn hạn, họ cải thiện cán cân thanh toán và thương mại của đất nước", nhà phân tích tài chính Timur Nigmatullin nói. Theo cách nói của ông, cán cân thương mại có ảnh hưởng đặc biệt tới GDP.
Việc lựa chọn lệnh trừng phạt cũng liên quan tới cấu trúc ngoại thương của Nga, ông Nigmatullin lưu ư: Nga không xuất khẩu bất cứ sản phẩm độc đáo nào mà các nước khác phải phụ thuộc nhiều vào.
Những biện pháp trừng phạt của Nga dẫn tới điều ǵ?
Như kết quả của lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm, sản xuất nông nghiệp đă tăng lên nhưng v́ thế mà giá của các sản phẩm bị ảnh hưởng (đồng rúp mất giá cũng bị ảnh hưởng). Theo Cục hải quan Liên bang, trong năm 2014, việc nhập khẩu các sản phẩm động vật ở Nga đă giảm 42%, các sản phẩm từ sữa là 33%, thịt và các sản phẩm làm từ thịt là 32%.
Theo Cục thống kê Liên bang Rosstat, cuối năm 2014, giá thực phẩm ở Nga đă tăng lên 16,7%. Trưởng văn pḥng công tố đă nghiên cứu những lư do tăng giá thực phẩm ở các mạng lưới bán lẻ lớn nhất đất nước và cáo buộc một số mạng lưới đang thao túng thị trường. Chỉ riêng ở Moscow, 418 thủ tục hành chính đă được thực hiện.
Kết quả, các mạng lưới này đă đóng băng tạm thời 20% giá các mặt hàng thiết yếu.
Số phận những sản phẩm cố vượt biên
Trong nhiều trường hợp, chính phủ Nga đă cáo buộc các nhà cung cấp thực phẩm từ EU bỏ qua các lệnh trừng phạt.
Cục Hải quan Liên bang, cơ quan có trách nhiệm quy định chính thức việc xuất nhập khẩu trong nước, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2015, 552 tấn sản phẩm bị trừng phạt đều đă bị tịch thu.
Trong vài tháng đầu năm 2015, các nhà chức trách Nga đă ghi nhận 700-800 vụ vi phạm cấm vận thực phẩm, Phó thủ tướng Arkady Dvorkovich cho hay.
Giới chức Nga cũng đă loại bỏ 44,8 tấn hàng bị cấm khỏi các cửa hàng. Và kể từ ngày 6/8, họ đă tiêu hủy các sản phẩm có trong danh sách trừng phạt bị tịch thu ở cửa khẩu.
|