Những căn bệnh liên quan tới thận luôn nguy hiểm. Nếu bạn không chữa một cách dứt điểm, chúng sẽ quay lại và nặng hơn. Hiện nay, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung là phương pháp hữu hiệu để xử lư sỏi thận, sỏi niệu có kích thước 2cm, ở những vị trí khó tiếp cận...
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extra Corporal Shock Wave Lithotripsy - ESWL) là phương pháp hữu hiệu để xử lư sỏi thận, sỏi niệu có kích thước 2cm, ở những vị trí khó tiếp cận, khi những phương pháp khác không thể hoặc khó can thiệp; giúp pḥng ngừa nguy cơ bị suy thận.
Ảnh mang tính minh họa: Internet
Không đau, không "đụng" dao kéo
Bác sĩ (BS) Vũ Đ́nh Kha, Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện (BV) Vạn Hạnh cho biết, khi áp dụng ESWL, người bệnh nằm trên bàn máy tán sỏi. Một máy chủ được đặt bên ngoài căn pḥng tán sỏi.
Sau khi dùng tia X hoặc sóng siêu âm xác định vị trí của sỏi, BS sẽ điều khiển máy chủ để đưa sóng xung động với một áp lực cao đến đúng viên sỏi, khiến sỏi bị vỡ hoặc vụn ra thành bụi nhỏ mà không gây hại đến những mô thận xung quanh. So với tia X (h́nh ảnh trên mặt phẳng hai chiều), sóng siêu âm (h́nh ảnh ba chiều) sẽ cho hiệu quả định vị chính xác hơn.
Với phương pháp này, người bệnh không phải trải qua phẫu thuật, không gây tê hay gây mê, chỉ can thiệp tiền mê. Trong khi tán, người bệnh có cảm giác hơi thốn nhẹ; có thể đi về trong ngày hoặc chỉ cần nằm lại một đêm. Sỏi sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường tiểu. ESWL được chỉ định đối với những sỏi thận, sỏi niệu quản đoạn lưng có kích cỡ từ 1cm đến dưới hoặc bằng 2cm.
Theo BS Lê Phúc Liên - Khoa Tiết niệu, BV Đại học Y Dược TP.HCM, ưu điểm của phương pháp này là có thể xử lư sỏi ở những vị trí mà các phương pháp khác không thể tiếp cận được như: sỏi ở đài trên, trong túi thừa, trong nang thận; trên những bệnh nhân có các bệnh lư nội - ngoại khoa như suy tim, lao, bệnh lư hô hấp (không thể gây mê).
Khoảng 70% bệnh nhân đạt hiệu quả trong lần tán sỏi đầu. 30% bệnh nhân vẫn phải tán thêm lần hai hoặc lần ba nhưng thông thường chỉ đến lần thứ hai. Lần tán thứ hai cần cách lần đầu từ hai tuần đến một tháng. Chi phí tán sỏi khoảng bảy triệu đồng/ca ở lần đầu; chi phí lần kế tiếp 50% lần đầu.
ESWL có một số khuyết điểm nhưng đều có thể khắc phục. Thứ nhất, khi được tán quá mịn có thể xảy ra t́nh huống vụn sỏi sẽ đóng thành dải trong niệu quản; hoặc khi vỡ với kích cỡ to, sỏi sẽ chặn niệu quản, gây đau quặn thận, gây tắc và nhiễm trùng. Xử lư trường hợp này bằng cách nội soi để lấy sỏi. V́ vậy, trước khi tán sỏi, BS sẽ đặt ống thông niệu quản bể thận bàng quang (JJ) cho người bệnh. Cách này có thể giải quyết triệt để t́nh trạng tắc sỏi ở niệu quản.
Thứ hai, nếu người bệnh có nhiễm trùng tiểu nhưng không được phát hiện hoặc điều trị chưa dứt hẳn, việc tán sỏi sẽ làm tăng nặng t́nh trạng nhiễm trùng đường niệu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời.
Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh sẽ được cấy vi trùng trong nước tiểu. Điều này rất cần thiết v́ loại trừ được nguy cơ nhiễm trùng sau khi tán sỏi. Nếu chỉ xét nghiệm nước tiểu thông thường sẽ không bảo đảm tầm soát được t́nh trạng nhiễm trùng tiềm ẩn. ESWL c̣n có nguy cơ gây vỡ gan hoặc thận nếu không nhắm trúng mục tiêu. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề của BS, kỹ thuật viên.
Chậm can thiệp, nguy cơ suy thận
Đa phần sỏi đường niệu có kích thước dưới 2cm, hầu như không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, sỏi thận, sỏi niệu là một bệnh khá phổ biến, chiếm gần một nửa số bệnh lư tiết niệu; tần suất mắc phải khá cao, khoảng 10-15% dân số Việt Nam. Bệnh thường được phát hiện khi siêu âm bụng trong chương tŕnh tầm soát sức khỏe định kỳ hoặc khi khám một bệnh lư khác.
Khi phát hiện bệnh cần điều trị triệt đẻ, tránh nguy cơ tái phát và nặng hơn.
***