VBF-Chua bao giừo làn sóng kỳ thị người Hồi Giáo tại Mỹ lại đáng lo ngại như hiện nay nhất là kể từ sau hàng loạt vụ khủng bố gần đây đều liên quan đến người Hồi Giáo.Omar Suleiman đang ở nước ngoài th́ nhận được tin từ vợ rằng địa chỉ nhà của họ và của hàng chục người khác đă bị một tổ chức chống người Hồi giáo công bố trên mạng.Hồi giáo ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng phản đối dữ dội, thậm chí có phần bạo lực, ở khu vực này.
Suleiman, một học giả thường trú tại Trung tâm Hồi giáo Valley Ranch, thành phố Irving, bang Texas, Mỹ, phải cắt bớt chuyến công tác của ḿnh và bay về nước.
Nhóm người chống đạo Hồi vừa tổ chức một cuộc biểu t́nh vũ trang bên ngoài Trung tâm Hồi giáo và có được địa chỉ nhà của Suleiman v́ ông từng đăng kư phát biểu tại một cuộc họp hội đồng thành phố hồi tháng 3. Khi đó ông yêu cầu hội đồng thành phố không ủng hộ một dự luật của bang mà theo quan điểm của nhiều người trong cộng đồng Hồi giáo là chống đạo Hồi.
Giờ đây, địa chỉ nhà nơi ông sống cùng vợ và hai con nhỏ đă tràn ngập trên mạng Internet. Dù danh sách sau đó đă được gỡ bỏ nhưng Suleiman và vợ vẫn rất lo sợ.
"Hàng trăm, thậm chí hàng ngh́n người chống đạo Hồi đă có được địa chỉ nhà của chúng tôi. Đây là một h́nh thức đe dọa", BBC dẫn lời ông nói.
Luận điệu bài Hồi giáo không c̣n lạ lẫm ở Bắc Mỹ. Nó đă lan đến cả cuộc bầu cử ở Canada, khi đương kim Thủ tướng Stephen Harper khi đó coi việc cấm mạng che mặt tại các lễ nhập tịch là một nền tảng trong chiến dịch tái tranh cử của ông.
Động thái này từ lâu nay đă sôi sục trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Một cuộc khảo sát hồi tháng 9 cho thấy có tới một phần ba nghị sĩ đảng Cộng ḥa ở bang Iowa nghĩ rằng nên đặt đạo Hồi ra ngoài ṿng pháp luật.
Sau cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris và ở San Bernardino, bang California, quan điểm chống Hồi giáo được thể hiện công khai trong những bài diễn thuyết chính trị ở Mỹ. Bằng chứng là lời đề xuất mới đây của ứng cử viên tổng thống Donald Trump rằng nên cấm tất cả người Hồi giáo đặt chân lên đất Mỹ.
"Đất nước của chúng ta không thể trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công khủng khiếp do những kẻ chỉ có niềm tin vào thánh chiến Hồi giáo gây ra", ông viết trong một thông cáo báo chí.
Dù ông Trump không có bất kỳ quyền hành nào để áp đặt lệnh cấm trên nhưng đối với những người Hồi giáo sống ở Canada và Mỹ, lời nói của ông và những ngôn từ chống đạo Hồi đă ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của họ.
Ibrahim Hooper, giám đốc truyền thông quốc gia của Hội đồng quan hệ Mỹ - Hồi cho biết: "Tôi đă làm công việc này nhiều thập kỷ nhưng chưa bao giờ thấy mức độ lo sợ của cộng đồng người Hồi giáo ở Mỹ như hiện nay. Mọi người đang tự hỏi liệu chuyện ǵ sẽ xảy ra với họ".
'JeSuisHijabi'
Một vài nhà thờ Hồi giáo đă phải thuê bảo vệ hoặc những người t́nh nguyện để trông chừng cửa ra vào và băi đỗ xe. Tuy nhiên, trong vai tṛ là một trung tâm tôn giáo, nơi chào đón tất cả mọi người ghé thăm, các biện pháp trên khó có thể áp dụng lâu dài.
Umar Lee, một chuyên gia giám sát bán hàng lâu năm và thường phải di chuyển, vẫn tới cầu nguyện ở những đền thờ Hồi giáo tại bất kỳ thành phố nào mà ông đến. Ông cho biết, lần đầu tiên ông được yêu cầu đứng dậy và tự giới thiệu bản thân trước toàn thể giáo đoàn.
Người Hồi giáo biểu t́nh bên ngoài Nhà Trắng ở Washington với biểu ngữ "Hồi giáo chống IS" hôm 6/12.
"Tôi đă tới hàng trăm đền thờ Hồi giáo nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp phải chuyện này", ông kể.
Những phụ nữ Hồi giáo thậm chí c̣n lo sợ hơn v́ họ dễ bị nhận ra là người theo đạo Hồi khi dùng khăn che đầu và mặt. Ở New York, một bé gái lớp 6 đă bị tấn công ở sân chơi và bị gọi là thành viên của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) chỉ v́ cô bé mang khăn che mặt.
Một người phụ nữ ở Toronto, Canada bị gọi là kẻ khủng bố, bị đấm vào bụng và mặt, bị lột khăn che đầu. Một người phụ nữ khác ở Toronto bị ép vào tường và bị yêu cầu trở về nước, dù cô không phải là người Hồi giáo và đang quấn khăn quanh tai v́ lạnh.
Những cuộc tấn công trên đă dẫn đến một chiếc dịch trên mạng gọi là #JeSuisHijabi. Chiến dịch này khuyến khích những phụ nữ không phải người Hồi giáo thử mang khăn che đầu và gặp gỡ ở những nơi công cộng để nói về ư nghĩa đằng sau những chiếc khăn đó.
"Trong thời điểm này, việc mang khăn che đầu càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng phụ nữ Canada liệu có từ bỏ chiếc khăn chỉ v́ lư do này không? Không đâu. Họ trung thành với đất nước của ḿnh. Họ chắc chắn sẽ lên tiếng để chống lại khủng bố", Hena Malik, người khởi xướng chiến dịch trên, nói.
Những người Hồi giáo ở Mỹ và Canada cho hay nỗi lo ngại trong cộng đồng thường bắt nguồn từ mạng xă hội. Một người chia sẻ một câu chuyện chuyện họ bị quát mắng, nguyền rủa, thậm chí là hành hung và cứ thế nỗi sợ hăi lan ra.
Umar Lee nói rằng ông nghĩ rằng việc cảnh giác là quan trọng, nhưng ông lo rằng cơn thịnh nộ đang lan rộng có thể khiến người Hồi giáo không thể đi theo tôn giáo của ḿnh nữa.
"Khi bạn cản mọi người tới đền thờ và tham gia vào đời sống của cộng đồng người Hồi giáo, bạn đă làm tổn hại họ về mặt tinh thần. Bạn đẩy họ đến bờ vực, họ khốn khổ rồi lại quay trở về với đạo Hồi. Họ thực sự cần tôn giáo trong đời sống của họ. Đe dọa người khác như vậy thật vô trách nhiệm", Lee nói.
Suleiman được nghe kể rằng có nhiều người đàn ông không dám cầu nguyện một cách công khai và phụ nữ th́ tự hỏi rằng liệu họ đội mũ để che khăn đi có được không.
Bởi vậy, ông đă làm một video và đăng tải trên Youtube để đảm bảo với họ rằng, từ khía cạnh học thuật, không cầu nguyện hoặc không mang khăn che đầu đều được phép nếu họ lo lắng cho sự an toàn của ḿnh. Nhưng ông cũng muốn đưa ra những lời ủng hộ và khích lệ các cộng đồng Hồi giáo ở Texas.
"Việc đàn ông và phụ nữ Hồi giáo duy tŕ bản sắc là rất quan trọng. Chúng ta không thể để sự sợ hăi làm chủ đức tin của ḿnh. Chúng ta phải kiên cường", ông nói.
Cùng lúc đó, ông cũng hoang mang khi nghe tin một cuộc biểu t́nh khác đang được lên kế hoạch bên ngoài nhà thờ Hồi giáo ở Irving do các hội nhóm tổ chức.
"Nghe tin họ vẫn ở quanh đây và tổ chức một thứ ǵ đó, đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo cho thấy chúng ta đang trở nên chùn bước trước những ngôn từ chống đạo Hồi", ông nói.