Leishmaniasis – vi khuẩn mới chưa thuốc chữa đang hoành hành ở những vùng đất do IS chiếm đóng đang ngày càng lan rộng ra Syria. Loại vi khuẩn này sống kí sinh trong máu, gây lở loét da, phá hủy các cơ quan nội tạng, có thời gian ủ bênh từ 3 – 6 tuần và lây lan qua vết ruồi đốt.
Hơn 500 ca bệnh leishmaniasis đă được phát hiện ở Syria trong 12 tháng qua. Tổ chức y tế Trăng lưỡi liềm đỏ cho rằng nguyên nhân đến từ việc phiến quân Hồi giáo IS giết người bừa băi và vứt các thi thể la liệt trên đường phố, khiến môi trường ô nhiễm nặng nề tạo điều kiện cho kư sinh trùng phát triển.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng tránh dịch bệnh Mỹ (CDC), Leishmaniasis là bệnh do loại trùng roi leishmania kư sinh ở đường máu và hệ lưới - mô bào gây ra, lây lan qua vết cắn của ruồi cát nhiễm trùng. Bệnh được t́m thấy ở 90 nước, chủ yếu thuộc khu vực Trung Đông, châu Phi, một phần châu Á và châu Mỹ. Có nhiều loại leishmaniasis, trong đó phổ biến nhất là leishmaniasis da gây lở loét và leishmaniasis nội tạng phá hủy lá lách, gan, tủy xương.
Thông thường, thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 6 tuần. Ban đầu ở vết ruồi đốt sẽ xuất hiện nốt sần đỏ sau chuyển thành mụn loét có bờ nổi lên lởm chởm, đáy lơm sâu có mô mọc thành hạt, xung quanh là vùng da dày, cứng. Kư sinh trùng sẽ tiếp tục phát triển, sinh sản, liên tục tấn công vào tế bào lành bên cạnh. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm như tiêu chảy, sốt cao, suy nhược... tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân không biểu lộ triệu chứng nào.
May mắn không gặp biến chứng, vết loét sẽ thành sẹo lơm sau 2-12 tháng. C̣n nếu không được chữa trị kịp thời, tỷ lệ bệnh nhân tử vong là 100% trong ṿng 3-20 tháng.
Leishmania rất dễ hoành hành trong điều kiện kém vệ sinh. Người ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh, đặc biệt là cư dân sinh sống ở vùng ngoại ô. Nguy cơ lây lan cao nhất vào thời gian từ hoàng hôn đến b́nh minh khi ruồi cát hoạt động mạnh.
Theo ước tính, thế giới có khoảng 700.000-1,2 triệu ca mắc leishmaniasis da. Đối với leishmaniasis nội tạng, con số này là 200.000-400.000. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa t́m được phương thức điều trị hiệu quả cũng như văcxin pḥng ngừa căn bệnh này.
Do t́nh h́nh chiến sự phức tạp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định dịch bệnh leishmaniasis đang bùng phát ở Syria đặt 13 triệu cư dân nơi đây vào t́nh thế nguy hiểm. Một báo cáo của cơ quan này cho biết: "Mặc cho cố gắng của chúng tôi, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Hơn 4 năm khủng hoảng đă khiến hệ thống y tế Syria gần như tê liệt". 58% bệnh viện ở nước này bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn.
vbf @ sưu tầm