VBF-Dẫu biết rằng IS c̣n có dầu trong tay th́ chúng c̣n phát triển và chỉ có đánh vào yếu huyệt này th́ chúng sẽ tự chết.Thế nhưng TG sẽ phải đối mặt với 1 thảm hoạ nhân đạo khi người dân cũng cùng số phận như IS...Mỹ có thể chưa kiên quyết ném bom các mỏ dầu của IS v́ lo ngại sẽ phá hủy quá nhiều cơ sở hạ tầng, gây ảnh hưởng đến mối trường và khiến dân thường lao đao v́ thiếu nhiên liệu.Mỹ và liên minh vẫn chưa đạt được thành công trong việc triệt phá cơ sở hạ tầng dầu nằm trong vùng IS kiểm soát - nguồn thu lớn của tổ chức khủng bố. Một lập luận được đưa ra phổ biến là, nếu muốn tác động đến hoạt động của chúng, chúng ta nên nhắm vào nguồn thu để bóp nghẹt tài chính. Dẫu vậy, tại sao cơ sở hạ tầng dầu của IS vẫn đứng vững? Đây có phải là kết quả của một sự thất bại t́nh báo, sơ suất, hay là một nguyên do có chủ đích?
Theo dữ liệu từ Bộ Quốc pḥng Mỹ, số cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu là ưu tiên tương đối thấp. Các ṭa nhà và các vị trí quân sự nhận được phần lớn sự chú ư từ liên minh, và chỉ có 260 mục tiêu liên quan đến dầu, trong số 16.075 mục tiêu bị phá hủy trong chiến dịch."Đó là vấn đề về ưu tiên. Họ chưa bao giờ phân bổ đủ nguồn lực để làm vậy. Mục tiêu và các nhiệm vụ khác được đánh giá là khẩn cấp hơn", John Kiriakou, một quan chức chống khủng bố thuộc Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) nói.
Theo ước tính của thương nhân và kỹ sư địa phương, sản lượng dầu thô tại vùng IS kiểm soát là khoảng 34.000 - 40.000 thùng một ngày. Giá bán là khoảng 20-45 USD/thùng, mang về cho các chiến binh trung b́nh 1,5 triệu USD mỗi ngày, Financial Times đưa tin. Vậy th́ lư do ǵ khiến liên minh vẫn c̣n chưa kiên quyết đánh vào nguồn thu này.
Cơ sở hạ tầng
Theo Ryan Opsal, trợ giảng về quan hệ quốc tế tại Đại học Florida, Mỹ, một lư do khiến Washington chưa kiên quyết đánh vào các cơ sở dầu có thể nhằm bảo tồn cơ sở hạ tầng để xây dựng lại, sau khi cuộc xung đột kết thúc. Điều này có tiền lệ, v́ lực lượng liên quân đă cố gắng làm vậy ở Iraq và Afghanistan, rút kinh nghiệm từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.
Năm 1995, trên Foreign Affairs, nhà ngoại giao Pháp Eric Rouleau đă viết về cuộc chiến này: "Liên minh làm tê liệt cơ sở hạ tầng và công nghiệp Iraq gồm: trạm điện (phá hủy 92% công suất), nhà máy lọc dầu (phá hủy 80% công suất sản xuất), khu phức hợp hóa dầu, trung tâm viễn thông (gián đoạn 135 mạng điện thoại), cầu (phá hủy hơn 100 cái), đường giao thông, đường cao tốc, đường sắt..".
Trên tờ Washington Post, phóng viên Bart Gellamn viết: "Họ đă làm tổn hại lớn đến khả năng tự vận hành đất nước như là một xă hội công nghiệp của Iraq" sau chiến tranh vùng Vịnh. Mỹ cũng từng phá hủy mỏ dầu ở Kuwait, khiến nước này vẫn chịu hậu quả nặng nề nhiều năm sau chiến tranh.
V́ vậy, đánh bom mỏ dầu ở Iraq sẽ là một đ̣n nghiêm trọng với chính Iraq và ảnh hưởng đến nỗ lực phục hồi khi IS đă bị trục xuất khỏi nước. "Làm như vậy là phá hủy cơ sở hạ tầng của Iraq, bạn không thực sự làm tổn thương IS", Trung tá Rick Francona đă nghỉ hưu cho biết. "Vào một số thời điểm trong tương lai, những mỏ dầu này sẽ giúp tái tạo Iraq".
Francona và trung tướng Mark Hertling, một nhà phân tích quân sự của CNN, cho biết việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng là nói dễ hơn làm, đặc biệt là khi cơ sở xung quanh cũng bị hư hỏng trong các vụ tấn công.
Môi trường
Một khả năng khác là Mỹ không muốn gây ra thiệt hại môi trường cho các khu vực xung quanh, v́ bài học từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Năm 1991, lực lượng quân sự Iraq đốt 605 - 732 giếng dầu cùng với một số lượng không xác định các vùng trũng thấp chứa dầu, khi rút lui từ Kuwait năm 1991, trước bước tiến lớn của lực lượng liên minh.
Ngày 10/1/1991, Nature dẫn tính toán của nhà hóa học khí quyển Hà Lan từng đoạt giải Nobel, Paul Crutzen, cho rằng vụ việc tạo ra hiện tượng "mùa đông hạt nhân", với một đám mây khói bao phủ một nửa của Bắc bán cầu và bên dưới các đám mây, nhiệt độ giảm từ 5-10 độ C.
"Chúng ta không nhắm vào các giếng dầu và đánh vào giếng dầu mà IS kiểm soát, v́ không muốn làm ảnh hưởng đến môi trường và phá hủy cơ sở hạ tầng", Michael Morell, cựu phó giám đốc CIA, nói.
Morell nói rằng, trước vụ khủng bố Paris tháng trước, "dường như có cách nh́n rằng, chúng ta không muốn tiêu diệt các xe chở dầu, v́ đó là cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ người dân khi IS không c̣n ở đó nữa, và nó sẽ tạo ra thiệt hại về môi trường".
Nhưng sau các cuộc tấn công vào Paris, Mỹ đă cố gắng cắt đứt nguồn thu nhập của tổ chức khủng bố bằng cách ném bom xe tải chở dầu. "Hiện chúng ta đă đánh bom xe tải chở dầu", Morell nói. "Và có lẽ rồi sẽ đến lúc phải đánh vào các giếng dầu", ông nói thêm và khẳng định đây sẽ là quyết định khó khăn.
Người dân
Một cách lư giải khác là nhằm tránh để xảy ra khủng hoảng nhân đạo và duy tŕ nguồn cung cho phiến quân địa phương chiến đấu với IS. Mất nhiên liệu trong khu vực này sẽ là điều vô cùng bất lợi cho người dân địa phương. Họ cần dầu của IS để chạy máy phát điện và sinh hoạt. Thậm chí chính những nhóm chiến đấu chống IS cũng phải bất đắc dĩ mua dầu từ kẻ thù.
"Đó là một t́nh huống vừa đáng cười vừa đáng khóc", một chỉ huy phiến quân Syria ở Aleppo nói. Phiến quân này mua dầu từ khu vực IS kiểm soát, mặc dù chiến đấu chống IS. "Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi là những người nghèo. Làm ǵ có ai khác cho chúng tôi nhiên liệu?".
V́ vậy, thiếu nhiên liệu có thể cản trở các nỗ lực chiến tranh trên mặt đất, và thậm chí khiến người dân địa phương quy hàng IS. V́ dầu cung cấp huyết mạch cho nhiều thường dân dưới trướng IS, vấn đề này phải được cân nhắc trong chiến lược lâu dài ở khu vực.
Vận may của IS với dầu có thể không kéo dài. Các vụ đánh bom của liên minh, sự can thiệp của Nga và giá dầu thấp có thể gây áp lực về doanh thu cho nhóm cực đoan. Mối đe dọa lớn nhất đối với việc sản xuất của IS cho đến nay là ngày càng nhiều mỏ dầu ở Syria cạn kiệt. IS không có công nghệ của các công ty lớn nước ngoài để ngăn việc này xảy ra. IS cũng cần nhiên liệu cho các hoạt động quân sự, điều đó có nghĩa là nhóm này có ít dầu hơn để bán ra thị trường.
Tuy nhiên, hiên giờ, tại vùng nhóm này chiếm đóng, IS vẫn kiểm soát nguồn cung và không có sự thiếu hụt về nhu cầu. "Mọi người ở đây đều cần dầu cho thủy lợi, nông nghiệp, bệnh viện, công sở. Nếu không có dầu, sẽ chẳng có cuộc sống ở đây ", một doanh nhân làm việc gần Aleppo nói. "IS biết dầu là lá bài chiến thắng".
|
|