Lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa, nhưng thực chất EU cũng không muốn vậy. Trên căn bản thương mại giữa đôi bên có phần giảm sút đáng kể khiến kinh tế thêm tŕ trệ, nhưng nếu qua mặt Mỹ th́ sẽ không xong. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Các vụ khủng bố đẫm máu ở Paris ngày 13/11 và vụ đặt bom máy bay A321 của Nga đă khiến các nước châu Âu thấy được sự cần thiết phải thành lập liên minh chống khủng bố với Nga.
Chiến đấu cơ Su-34 của Không quân Nga tham chiến chống IS tại Syria.
Động thái này sẽ khiến Mỹ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ phải gia nhập liên minh này.
Nhận định trên được tạp chí The Nation của Mỹ đưa ra. Theo tạp chí này, các chính trị gia cũng như các ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới sẽ buộc phải chấp nhận thực hiện quyết định thuộc về “số mệnh”: tham gia vào liên minh với Moscow trong mặt trận chống IS hoặc tiếp tục “khăng khăng” coi Nga là “đối tác không tin cậy” để một ḿnh đơn phương trong cuộc chiến chống IS.
Tuy nhiên, theo Steven Koen, nhà phân tích chính trị, giáo sư trường đại học tổng hợp Priston và Catrina Huvel, Tổng Biên tập The Nation, nếu như thực sự quan tâm đến việc đảm bảo an ninh quốc gia th́ Mỹ sẽ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia vào liên minh với Nga.
“Nếu như thực sự quan tâm đến việc bảo vệ Mỹ, bảo vệ an ninh quốc tế và bảo vệ mạng sống con người th́ sẽ không có phương án nào thay thế cho liên minh với Nga” - Giáo sư Steven Koen nhấn mạnh khi nói về các vụ khủng bố ở châu Phi, châu Âu, Nga, Mỹ và Trung Đông.
Theo quan điểm của Steven Koen, những kẻ khủng bố hiện không c̣n mang tính chất “vô chính phủ” nữa mà đă thành lập hẳn nhà nước riêng rẽ của ḿnh v́ IS hiện đang trong giai đoạn được h́nh thành.
Hơn nữa, IS cũng đă kiểm soát được phần lănh thổ không nhỏ, có lực lượng vũ trang riêng, có ngân sách khá lớn, đang h́nh thành tư tưởng riêng và cử các điệp viên của ḿnh đến nhiều nước khác nhau.
Chính v́ vậy, việc kiềm chế, làm suy yếu và tiêu diệt lực lượng này sẽ không thể có hiệu quả nếu không có sự tham gia của Nga.
“Kinh nghiệm được tích lũy hàng thế kỷ (của Nga), tiềm lực quân sự hiện đại, các khả năng t́nh báo và các mối quan hệ về chính trị ở khu vực Trung Đông cũng như các nguồn lực của Nga ở khu vực này có ư nghĩa rất quan trọng”- The Nation nhận định.
Ngoài ra, theo tác giả của bài báo này, Pháp và phần lớn các nước châu Âu, sau các vụ khủng bố ở Paris và vụ đặt bom máy bay A321 của Nga, đă thông qua quyết định cùng với Nga thành lập liên minh chống chủ nghĩa khủng bố.
Quyết định này đang nhận được sự ủng hộ của một loạt “các nhà hoạt động chính trị có tầm nh́n xa của Mỹ” như cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel, thượng nghị sỹ đảng Cộng ḥa Dana Rorabakher, cũng như ứng cử viên đảng Dân chủ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ Berni Sanders.
Trong khi đó, một cuộc chiến tranh lạnh mới và “tâm lư thù ghét Nga” là hậu quả từ “sự thờ ơ của giới lănh đạo chính trị Mỹ đối với an ninh quốc gia của đất nước”.
“Trong những thời khắc quyết định của các cuộc khủng hoảng, các nhà lănh đạo “vĩ đại” thường phải hành động vượt quá quyền hạn chính trị của ḿnh như các Tổng thống Franklin Roosevelt và Lyndon Johnson, sau đó 30 năm là Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev.
Hiện bước đi này đang được ông Obama và những ứng cử viên muốn thay thế ông Obama trên cương vị Tổng thống Mỹ lặp lại”- The Nation mỉa mai.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria-Novosti, một trong những hăng thông tấn lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Đức Dũng (lược dịch)