Vietbf.com - Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường được miêu tả là những người “hiếu thắng”, không chịu nhượng bộ, và có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao. V́ hai vị không muốn tỏ ra yếu thế là một điều rất quan trọng đối với cả Putin và Erdogan. Cả hai người đều không biết thế nào để lùi bước hay xin lỗi. Nh́n ở phương diện này, họ giống nhau như hai anh em sinh đôi.
Tuy vậy, Le Figaro vẫn tỏ ra dè dặt trên hai điểm : Thứ nhất, các cuộc không kích này chưa đủ để diệt trừ hoàn toàn quân thánh chiến. Cam kết đưa quân đánh bộ vẫn c̣n là một điều xa vời, do bởi « các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh không có chút thiện chí gởi lính đánh bộ để chiến đấu chống quân thánh chiến Hồi giáo cực đoan ».
Thứ hai, « tăng cường quân sự như thông báo của liên quân không che giấu được những bất đồng tồn tại giữa các cường quốc trong cuộc khủng hoảng tại Syria, nhất là giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Căng thẳng giữa hai nước này hiện đang gây khó khăn cho việc thành lập một liên minh lớn và duy nhất chống lại Daech ».
Đấu khẩu leo thang giữa "Sa hoàng" và "Quốc vương"
Một quan điểm cũng được tờ thiên tả Libération đồng chia sẻ. Theo Libération, sự đối đầu giữa hai nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga giờ khó có thể lắng dịu dù rằng từ lâu cả hai bên rất ngưỡng mộ lẫn nhau. Một bên là « Sa hoàng » và bên kia là « Quốc vương », cả hai đều có cùng quan niệm về quyền lực chuyên chế. Cả hai đều tự cho rằng được Chúa Trời giao phó trách nhiệm mang lại ánh hào quang như xưa cho đất nước của ḿnh. Cả hai đều không chịu đựng được bất kỳ chỉ trích nào, ghét cay ghét đắng phe đối lập và rất thích giương oai diễu vơ hô hào chủ nghĩa dân tộc trước các cử tri của họ.
Do đó, ông chủ điện Kremlin đă nổi giận khi chiếc Su-24 bị chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt gần với biên giới Syria. C̣n người đầy quyền lực tại Ankara cũng không chịu được việc Nga vô số lần xâm phạm không phận. Thổ Nhĩ Kỳ từ chối xin lỗi, Nga ra lệnh trừng phạt kinh tế. Khẩu chiến như thế tiếp tục leo thang.
Ngay tại lễ khai mạc COP 21, không những Tổng thống Nga từ chối gặp đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, mà c̣n khai mào cuộc tranh căi khi tố cáo Ankara bắn hạ máy bay để « bảo vệ việc giao nhận dầu khí từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo ». Lẽ đương nhiên, Tổng thống Erdogan phải la to, cho đấy là « vu khống » và nhắc lại rằng chế độ Assad là kẻ hưởng lợi đầu tiên trong vụ buôn lậu này. Matxcơva c̣n tố cáo là « ông Erdogan và gia đ́nh của ông có liên can trong phi vụ bất hợp pháp đó ».
Sự việc đă làm cho Tổng thống Mỹ quan ngại, e sợ rằng căng thẳng sẽ ngăn chặn một cuộc chiến chung chống Daech. Nhưng theo Libération, đối đầu Nga - Thổ đă làm lộ rơ những lợi ích đối lập nhau hoàn toàn của hai phe chính trong cuộc khủng hoảng Syria.
Nga một mặt tuyên bố tham gia chống Daech, nhưng trên thực tế các cuộc không kích của nước này chủ yếu nhắm vào các vị trí của quân nổi dậy ôn ḥa, Quân đội Tự do Syria và các đồng minh nói tiếng Thổ khác, được Ankara hỗ trợ. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu lại có thái độ mập mờ đối với các phần tử thánh chiến cực đoan, thậm chí với cả Daech, cho nên các cáo buộc của Nga không phải là không có cơ sở.
Theo quan sát của nhật báo, mục tiêu quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Nga là làm mất tính chính đáng của tất cả những nước như Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như là Ả Rập Xê Út, và từ lâu là nước Pháp. Những quốc gia ủng hộ hết ḿnh quân nổi dậy và luôn cho rằng không thể có được ḥa b́nh nếu vẫn duy tŕ ông Bachar al-Assad.
Dù rất làm ḿnh làm mẩy với các nước khác, Matxcơva cũng muốn phần nào buông rơi « đao phủ » Damas, nhưng khốn nỗi hiện vẫn chưa thấy được ai có thể thay thế ông Assad, mà không làm sụp đổ cả hệ thống cho đến khi tiến hành chuyển tiếp chính trị.
Và nhất là ông Putin không muốn tạo ra một tiền lệ có thể cho các nước trong khối Xô viết cũ noi theo, thậm chí một ngày nào đó ngay chính tại nước Nga. Chính v́ thế, việc « Putin chống Erdogan », chẳng khác nào « cuộc chiến giữa hai anh em sinh đôi », đó cũng là tựa bài xă luận của Libération.
Minh Anh