Thổ Nhĩ Kỳ đang được NATO trang bị thêm cho hàng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa. Thổ Nhĩ Kỳ ngay sát biên giới Syria nên nhiều khả năng sẽ tăng cường lực lượng đến Thổ để chống IS. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương muốn điều thêm phi cơ tuần tra và tên lửa tới Thổ Nhĩ Kỳ, giúp nước này tăng cường khả năng pḥng thủ ở khu vực biên giới với Syria.
Binh sĩ Đức đứng cạnh một hệ thống tên lửa Patriot ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta cần phải sử dụng toàn bộ khả năng để đối phó với những mối đe dọa ở biên giới phía nam của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Litva Linas Linkevicius hôm qua phát biểu trong cuộc gặp với ngoại trưởng các nước thành viên NATO ở thủ đô Brussels, Bỉ. "Chúng ta phải hỗ trợ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ".
Ngoại trưởng các nước thành viên NATO cho rằng biện pháp cần thiết có thể bao gồm điều thêm tàu tới phía đông Địa Trung Hải, điều thêm máy bay cùng hệ thống pḥng thủ tên lửa tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tây Ban Nha hiện là quốc gia duy nhất c̣n bố trí hệ thống pḥng thủ tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đức và Mỹ trước đó đă rút các hệ thống tên lửa Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, buộc những thành viên NATO khác phải sớm lấp vào khoảng trống để lại.
Các ngoại trưởng có kế hoạch ra thông báo điều thêm khí tài quân sự vào cuối ngày 1/12. Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg nói ông kỳ vọng sẽ có một quyết định được đưa ra "trong vài tuần"
NATO điều các hệ thống tên lửa đất đối không Patriot tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1/2013 để đánh chặn mọi tên lửa phóng từ Syria sang lănh thổ nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 bắn hạ một máy bay ném bom của Nga với lư do không phận bị xâm phạm, khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, phía Nga lại cho biết phi cơ của họ đang hoạt động ở Syria và chính chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ mới đi vào không phận Syria.
Nga sau đó tuyên bố điều động hệ thống pḥng thủ tên lửa S-400, có thể tiêu diệt mục tiêu trên không với khoảng cách lên đến 400 km, tới Syria. Máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga ngày 30/11 lần đầu tiên mang theo tên lửa không đối không khi thực hiện nhiệm vụ ở Syria với mục đích tự vệ.
Ngoại trưởng các nước NATO cho rằng hỗ trợ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ c̣n nhằm tái trấn an Ankara và xoa dịu căng thẳng. Một số thành viên, bao gồm Hà Lan, muốn Thổ Nhĩ Kỳ và NATO thảo luận về các vụ xâm nhập không phận với Nga.
"Trao đổi quân sự giữa NATO với Liên bang Nga là cần thiết để tránh lặp lại những tai nạn, xung đột như vậy bởi chúng rất nguy hiểm", Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders nói với báo giới.
Như Tâm
Theo VNE