Sau hàng loạt các cuộc khủng bố đẫm máu và đặc biệt là vụ khủng bố Paris vừa qua, cả thế giới đều cảnh giác cao độ đối với người Hồi giáo. Họ đều có những cái nh́n và hiểu sai về những đạo Hồi chân chính.
Bật khóc
Tất cả các thành phố lớn trên thế giới cảnh báo an ninh cao độ. Anh Alex Malloy, người dân New York (Mỹ) kể lại: “Dù ở Mỹ, nhưng lúc đó, ai cũng sợ hăi và nh́n người lạ, đặc biệt là người đạo Hồi với ánh mắt đầy hoài nghi”.
Trong thời điểm nhạy cảm ấy, Alex t́nh cờ lên một chiếc taxi và anh là vị khách đầu tiên sau hàng tiếng ḷng ṿng bắt khách của người tài xế theo đạo Hồi sau vụ khủng bố tại Paris. Sau nhiều giờ chịu ánh nh́n nghi ngờ, sợ hăi và hành động vừa bước chân lên đă vội vàng đi xuống của hành khách khiến tài xế taxi không khỏi xúc động trước việc Alex vẫn tiếp tục chuyến đi. Tài xế cảm ơn Alex và bật khóc suốt đoạn đường khiến Alex cũng không ḱm được nước mắt.
Chia sẻ với Alex, tài xế taxi nói: “Allah, Thánh tối cao của tôi, sẽ không bao giờ tha thứ cho hành động đó (hành động khủng bố tại Paris)”. Alex thuật lại câu chuyện trên mạng xă hội và kêu gọi: “Đừng nh́n những con người tốt đẹp đó như kẻ thù”. Câu chuyện được chia sẻ rộng răi, nhận được khá nhiều phản ứng tích cực từ độc giả toàn cầu.
Một câu chuyện khác do ông Chris Hemmings, độc giả tờ Independent (Anh) chia sẻ, các tài xế taxi đạo Hồi nói riêng và người theo đạo Hồi trong các ngành nghề khác tại các nước phương Tây đang sống trong tâm trạng lo sợ bị khinh miệt và hiểu nhầm. Ông Chris Hemmings bắt taxi tại London do tài xế Ahmed điều khiển vào khoảng 2h ngày 15/11 - hai ngày kể từ khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại Paris. Vừa đi, họ vừa nghe tin tức trên radio.
Tuy nhiên, đến đoạn vụ khủng bố tại Pháp, tài xế Ahmed tắt ngay và nói: “Tôi nghe đă quá đủ rồi” và chia sẻ nỗi lo: “Mỗi lần tôi bật tin tức lên, mọi người lại nói về đạo Hồi, về tôn giáo mà tôi đang trau dồi t́nh yêu cho con. Tôi biết nói với con trai tôi như thế nào đây. Nó mới 10 tuổi”. Tôn giáo mà Ahmed tôn sùng đang bị khủng bố lạm dụng. Ông và những người theo đạo Hồi có chung cảm giác xấu hổ, cảm thấy phải thay mặt cộng đồng Hồi giáo gửi lời xin lỗi v́ những ǵ đă diễn ra.
Đừng đổ lỗi cả cộng đồng
Bên cạnh những người như Alex th́ có những người suy nghĩ khá cực đoan về người theo đạo Hồi như trường hợp anh Samson Woldemichael - tài xế hợp tác với công ty cung cấp phần mềm taxi Uber tại bang North Carolina (Mỹ) bị hành khách tấn công và đe dọa bắn chết v́ nghi ngờ anh là người theo đạo Hồi. Anh Samson Woldemichael từ Ethiopia chuyển tới Mỹ 8 năm trước, là người theo đạo Cơ đốc.
Sự việc xảy ra khi anh đón khách vào sáng chủ nhật từ một quán bar tại TP Charlotte. Khách yêu cầu anh đưa về nhà, cách đó khoảng 16 km. Anh Woldemichael cho biết, trong khi đưa khách về, người này đă tỏ thái độ hung hăng, thậm chí c̣n “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Khi tới nơi, người khách này dọa sẽ bắn vào mặt và bóp cổ Woldemichael. Tất cả chỉ v́ nghi ngờ anh là người đạo Hồi. “Người đó hỏi tôi có phải người đạo Hồi không. Dù tôi trả lời không, nhưng anh ta vẫn tấn công trong khi tôi đang lái xe”, anh Woldemichael nói. Không chỉ vậy, người khách c̣n sử dụng những lời nói nhạo báng đạo Hồi và sỉ nhục anh Woldemichael.
Doanh nhân Sir Richard Branson - người sáng lập Tập đoàn Virgin có mặt trên 400 quốc gia khắp thế giới kêu gọi, mọi người không nên đổ lỗi cho cộng đồng người đạo Hồi v́ vụ tấn công tại Paris. Ông cho biết đă cảm thấy rất bức xúc với một số người buông lời phán xét “cả cộng đồng dựa trên hành vi của một vài cá nhân cực đoan”.
VietBF© Sưu tập