Việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria hành quyết một con tin là công dân Trung Quốc đă đẩy Trung Quốc vào t́nh thế khó xử. Dù ở trong nước có vấn đề người theo đạo Hồi và khủng bố nhưng cho tới nay Trung Quốc vẫn đứng ngoài cuộc chiến tranh giữa IS và các nước ở trong cũng như ngoài khu vực Trung Đông và vùng Vịnh. Nhiều nước đă tuyên chiến với IS và đă bị IS tuyên chiến nhưng Trung Quốc th́ không. Tuy nhiên, sau khi công dân đầu tiên của Trung Quốc bị IS hành quyết th́ t́nh h́nh đă diễn biến theo hướng khác.
Về mức độ, Trung Quốc hiện chưa bị IS thách thức như Mỹ, Nga hay Pháp. Nhưng nếu muốn được công nhận vai tṛ và ảnh hưởng chính trị thế giới và giữ thể diện th́ Trung Quốc không thể coi vụ việc trên là chuyện b́nh thường. Cái khó trước hết đối với Trung Quốc là Trung Quốc gần như chưa có kinh nghiệm thực tế trong việc giải cứu con tin ở nước ngoài và chưa có sự chuẩn bị đủ mức về pháp lư, quân sự, hậu cần và mạng lưới quan hệ quốc tế để có thể tự giải cứu công dân Trung Quốc khi bị bắt giữ làm con tin ở nước ngoài. Trung Đông và vùng Vịnh là nơi Trung Quốc chưa hiện diện quân sự trực tiếp và chưa có ảnh hưởng chính trị nổi bật.
Cái khó đối với Trung Quốc là tuy không thể không hậu thuẫn cuộc chiến của nhiều nước chống IS ở Iraq và Syria nhưng không trực tiếp tham chiến và hết sức tránh bị lôi kéo vào cuộc chiến. Ở nơi đây và trong chuyện này, lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài của Trung Quốc khác biệt cơ bản so với những nước khác. IS đă giăng bẫy và đang lôi kéo Trung Quốc sa vào cái bẫy ở Trung Đông và vùng Vịnh. Sẽ càng tai hại hơn đối với Trung Quốc nếu IS gắn kết hoạt động khủng bố nhằm vào Trung Quốc với vấn đề đạo Hồi và khủng bố trong nội địa Trung Quốc.
Cho nên tới đây, Trung Quốc vẫn không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria bằng cách này hay dưới h́nh thức khác, nhưng sẽ phải hợp tác nhiều hơn và xây dựng hơn với những bên đang tiến hành chiến tranh với IS.
VietBF© Sưu tập