Ngày 21/11, một nguồn tin chính phủ Indonesia cho biết họ sẽ công khai phản đối "Đường lưỡi bó" của Trung Quôc không có cơ sở pháp lư tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Malaysia.
“Đường chín đoạn” phi pháp được Trung Quốc vẽ lên để chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia. Mặc dù không trực tiếp tranh chấp về chủ quyền lănh thổ ở biển Đông nhưng tháng 5-2009, Indonesia chính thức gửi đề xuất phản đối bản đồ của Bắc Kinh lên Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Theo nguồn tin kể trên, đại biểu Indonesia dự kiến bày tỏ sự không công nhận cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” của Trung Quốc v́ nó “rơ ràng thiếu cơ sở pháp lư quốc tế cũng như không tồn tại”. Đồng thời, nước này sẽ nhấn mạnh họ có chủ quyền ở biển Natuna và một số khu vực khác ở biển Đông. Do đó, Indonesia có nhu cầu duy tŕ chủ quyền và quyền lợi của ḿnh ở các khu vực hàng hải này.
Jakarta đă theo dơi chặt chẽ mọi di biến động của Bắc Kinh ở biển Đông, từ các hoạt động thiết lập giàn khoan, xây dựng hải đăng cho tới khảo sát địa chấn và đánh bắt cá. Thông qua các kênh ngoại giao, Indonesia nhiều lần đề nghị Trung Quốc làm rơ việc Bắc Kinh đưa “đường chín đoạn” vào bản đồ xuất bản năm 1947 nhưng không có kết quả.
Các nguồn tin cho biết Indonesia sẽ tiếp tục đóng vai tṛ tích cực trong việc giúp đỡ giải quyết những tranh chấp tại các hội nghị cấp cao như Hội nghị ASEAN những ngày sắp tới ở Malaysia, nhằm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Tuần trước, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp lư và An ninh Indonesia Luhut Pandjaitan nói với các phóng viên tại Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Jakarta rằng Indonesia phản đối bất kỳ sự hiện diện bằng vũ lực nào của các quốc gia liên quan ở biển Đông.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Indonesia yêu cầu Trung Quốc làm rơ về "đường lưỡi ḅ" và trong cuộc họp báo ngày 12-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này không phản đối chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna ở ŕa biển Đông.
Trong khi đó, Úc và Mỹ vừa đạt thỏa thuận cho phép máy bay ném bom và tiếp liệu của Mỹ có thể bay từ căn cứ không quân Tindal của Úc để thực hiện nhiệm vụ. Tướng Lori Robinson, người đứng đầu lực lượng hải quân của Hạm đội Thái B́nh Dương (Mỹ), cho biết thỏa thuận chung giữa Canberra và Washington bước đầu đă đạt được.
Mỹ hy vọng sử dụng căn cứ Tindal giống như họ từng làm với căn cứ ở đảo Guam, phía Tây Thái B́nh Dương. Tháng 12 năm ngoái, một chiếc B-52 Mỹ hoạt động tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam đă hạ cánh tại căn cứ quân sự Darwin của Úc cho một nhiệm vụ đào tạo.
Sau đó, tháng 7-2015, 2 chiếc B-52 khác đă bay từ căn cứ Barksdale, bang Louisiana – Mỹ liên tục 44 giờ đến căn cứ Tindal và căn cứ ở Delamere (Úc). David Shear, Trợ lư bộ trưởng quốc pḥng Mỹ đặc trách vấn đề châu Á và Thái B́nh Dương, hồi tháng 5 cho biết Mỹ có kế hoạch gửi máy bay ném bom B-1 đến Úc. Nhưng Thủ tướng Úc khi đó là Tony Abbott đă phủ nhận thông tin này.
Việc sử dụng căn cứ Tindal sẽ giúp Mỹ rút ngắn thời gian luân chuyển máy bay ở Thái B́nh Dương, qua đó tăng cường hiện diện quân sự đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, máy bay ném bom Mỹ có mặt ở Thái B́nh Dương sẽ giúp ứng phó với các t́nh huống đặc biệt và trấn an đồng minh, theo các quan chức quốc pḥng nước này.
VietBF© Sưu tập