Từ khi thị trường tiêu dùng xuất hiện thực phẩm bẩn là kèm theo những thông tin về việc bị ung thư khi ăn phải đồ không đảm bảo vệ sinh. Nhưng người ta vẫn bán tín bán nghi về điều đó. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Theo thống kê của Dự án pḥng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ngh́n người mắc mới. Nguyên nhân của các căn bệnh ung thư hiện nay chưa được các nhà khoa học t́m ra chính xác, mà mới chỉ dừng lại ở mức xác định được những yếu tố nguy cơ.
Tuy nhiên, ở Việt Nam rất nhiều người cho rằng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư gia tăng là do vấn đề ô nhiễm cũng như việc sử dụng những loại thực phẩm bẩn, tồn dư nhiều chất độc hại gây bệnh ung thư.
Để làm rơ vấn đề này, phóng viên đă có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam. Nói về nhân khiến bệnh ung thư gia tăng, GS Nguyễn Chấn Hùng cho rằng có rất nhiều yếu tố cấu thành, trong đó không thể không kể đến những yếu tố như dân số gia tăng và sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán, xác định bệnh ung thư, từ đó việc xác định chính xác những người mắc ung thư cũng gia tăng hơn so với trước đây.
GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam
Riêng vấn đề về ô nhiễm, cũng như an toàn thực phẩm có làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư, GS Hùng cho biết, ô nhiễm cũng là một vấn đề, nhưng nó chỉ làm tăng một tỷ lệ nhỏ, chứ không thể nói ô nhiễm là nguyên nhân chính làm gia tăng bệnh ung thư.
“Ô nhiễm chủ yếu tác động đến người lớn, bởi đây là vấn đề tích lỹ dần dần qua từng năm tháng. Ví dụ như người hút thuốc chẳng hạn, nếu một người hút thuốc từ 15 tuổi th́ phải 15 đến 20 năm sau, trải qua một quá tŕnh tích lũy th́ sẽ mắc bệnh ung thư”, GS Hùng nói.
Một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đó chính là việc lo sợ việc “ăn cái nọ, cái kia” sẽ gây ung thư, GS Chấn Hùng phân tích: “Thực tế các chất gây ung thư đă được xác định là có trong những loại thực phẩm đó, nhưng nó phải được tích lũy qua một thời gian th́ mới có thể gây ung thư.
Ví dụ như TP HCM trước đây xuất hiện thông tin phát hiện nước tương gây ung thư, nhưng thực tế nghiên cứu đó mới chỉ nghi gây ung thư ở trên chuột, nhưng đôi khi chúng ta làm quá lên, khiến mọi người hốt hoảng.
Sử dụng những loại thực phẩm bẩn, tồn dư nhiều chất độc hại gây bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)
Đối với con người phải trải qua quá tŕnh tích lũy trong một thời gian lâu. Chẳng hạn như những chất được phát hiện có trong thực phẩm có thể gây ung thư th́ phải ăn nhiều, đều đặn trong một thời gian dài th́ hậu quả gây ung thư mới có.
V́ thế, đôi khi người dân nghe có chất gây ung thư th́ đúng, nhưng mọi chưa hiểu về cơ chế của nó. Nói như thế không phải là coi thường, nhưng người dân đừng quá hoảng sợ, gật ḿnh”.
Theo GS Hùng, để hạn chế được các chất bảo quản, bảo vệ thực vật có trong thực phẩm th́ vai tṛ lớn nhất đó chính là cơ quan quản lư nhà nước. C̣n đối với người dân th́ càng tránh được, càng tốt.
Nói về việc pḥng tránh, cũng như điều trị bệnh ung thư, GS Hùng nói: “Tôi đă khuyến cáo rất nhiều trong những cuốn sách pḥng chống, cũng như chăm sóc người mắc bệnh ung thư, người dân hăy nhớ những câu này: “Ung thư biết sớm trị lành/ Nếu mà để trễ dễ thành nan y” và “Ung thư ngừa được ai ơi/ Ơ hờ bệnh nhập đổ là trời kêu”.
Ngoài ra, với những tiến bộ trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ung thư hiện nay, người dân nên đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm th́ hiệu quả trong điều trị là rất lớn.
Nhưng dù sao, khoa học vẫn khuyến cáo rằng chúng ta nên ăn chín uống sôi.