VBF-Theo vị học giả Mỹ này th́ nguyên nhân khiến cho IS mạnh lên như hiện nay là hậu quả của chính sách can thiệp của phương Tây. Và giừo là lúc mà Phương tây pảhi tự gánh chịu hậu quả này chứ không phải là quốc gia nào khác.Sự can thiệp của phương Tây vào các quốc gia Hồi giáo và Ả Rập là chất xúc tác cho sự cực đoan hóa nhanh chóng của một số lượng lớn công dân và cuối cùng dẫn tới sự xuất hiện và bùng nổ của IS, một học giả Lebanese-American nói với đài Radio Sputkik.
Tiến sĩ Edmund Ghareeb, giáo sư trợ giảng khoa lịch sử và chính trị Trung Đông tại Trường Dịch vụ Quốc tế thuộc ĐH American cho rằng cuộc xâm lược Iraq của Mỹ vào năm 2003 đă cực đoan hóa công dân nước này, khiến họ có cảm t́nh với các nhóm cực đoan và cuối cùng dẫn tới sự xuất hiện của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Khi đất nước rơi vào t́nh trạng hỗn loạn sau cuộc xâm lược của phương Tây, số lượng người Iraq giận dữ và thất vọng sẽ sẵn sàng đứng lên và chiến đấu chống lại những "kẻ xâm lược" bắt đầu tăng lên. Vô số người, kể cả những người tới từ nước ngoài đă gia nhập vào các nhóm cực đoan khác nhau và các phe phái Hồi giáo như al-Qaeda. Theo thời gian, các nhóm này đă thay đổi về h́nh thức. Và, IS cũng h́nh thành theo cách đó, vị học giả này nhận định.
Ông Ghareeb đă chỉ ra rằng đây là cái gọi là "gậy ông đập lưng ông" trong đó thể hiện phản ứng thái quá của người Hồi giáo trong môi trường thù địch.
"Người Hồi giáo chủ đạo hay cực đoan nghĩ rằng trong thực tế, đó là một cuộc chiến chống lại người Hồi giáo và đạo Hồi. Và đây là cách để họ chiến đấu chống lại nó".
Và cách hiểu này đă khiến ngày càng nhiều người từ khắp nơi trên thế giới gia nhập IS, kể cả những người tới từ các nước phương Tây như Pháp, Đức, Anh cũng như các quốc gia Trung Á, Bắc Phi, Trung Quốc và Nga, ông Ghareeb nói.
Trừ động cơ tôn giáo thuần túy, có nhiều yếu tố kết hợp khiến con người quyết định gia nhập các nhóm thánh chiến.
Theo vị học giả này, một trong những yếu tố là IS có hệ thống tuyển dụng cao cấp. Người nước ngoài được tuyển dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nhóm hoặc tổ chức liên kết với nhóm chiến binh này. Họ thường xuyên giúp người nước ngoài về tài chính, đưa họ tới những nơi mà cuộc chiến đang diễn ra.
Hơn nữa, IS sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để thu hút thêm nhiều người hơn.
"Họ (những kẻ tuyển dụng của IS) đang sử dụng internet, mạng xă hội và có một số ấn phẩm rất tinh vi".
Theo số liệu chính thức, có khoảng 25.000-30.000 chiến binh nước ngoài đang chiến đấu cho IS. Đến nay, sự gia tăng số lượng các chiến binh nước ngoài đang làm tăng quan ngại với chính phủ các nước trên toàn thế giới về khả năng những người này sẽ trở lại quê hương và thúc đẩy những tư tưởng cực đoan.
"Số lượng (quân đội nước ngoài) có thể hơn 25.000 chiến binh và số lượng người khổng lồ ấy sẵn sàng chiến đấu và chết cho những ǵ mà họ tin tưởng", vị học giả này kết luận.
vk
|