Đó là việc Trung Quốc từng bước chui vào chiếm đài phát thanh của Mỹ. Vụ việc chỉ mới bắt đầu bị nghi ngờ khi tháng 8-2015, trong khi cộng đồng quốc tế lên án Trung Quốc về việc xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông, th́ đài phát thanh China Radio Washington (WCRW) lại lờ đi, chỉ phát một bài phân tích nói khu vực này căng thẳng là do “các thế lực bên ngoài” xen vào. Cho nên mới thấy đối với Trung Quốc tṛ mờ ám nào họ cũng có thể làm được.
WCRW vốn là một đài nhỏ ở bang Virginia - Mỹ, tín hiệu phát không đến được Washington. Năm 2005, một công ty có tên là “Potomac Radio LLC” thu mua WCRW. Sang năm 2009, công ty này xây 3 đài phát sóng tại hạt Loudoun thuộc Washington, nâng công suất phát sóng lên gấp hàng chục lần, phủ sóng toàn bộ khu vực thủ đô. Vấn đề là măi cho đến khi các tháp phát sóng xây dựng xong, nhà chức trách hạt Loudoun, bang Virginia mới biết chúng được Công ty G&E (công ty con của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc - CRI) thuê lại.
Giám đốc G&E là Tô Ngạn Đào (James Yantao Su), SN 1970 tại Thượng Hải. Ông này tới Mỹ năm 1989, trở thành công dân Mỹ, lập ra G&E ở bang California vào năm 2009. Trên thực tế, theo điều tra của Reuters, chính quyền Bắc Kinh kiểm soát phần lớn nội dung phát sóng của WCRW.
Ông Tô Ngạn Đào tại Diễn đàn Bác Ngao đầu năm 2015 ở tỉnh Hải Nam Ảnh: REUTERS
Hiện Ủy ban Thông tin Liên bang (FCC) và Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra Công ty G&E do nghi ngờ ngầm giúp CRI thiết lập mạng lưới phát sóng rải rác ở hơn 10 thành phố khắp nước Mỹ. Ông Tô chỉ nắm số ít cổ phần trong khi Công ty Truyền thông Thế kỷ của CRI nắm tới 60%. Theo Reuters, tỉ lệ đó vi phạm pháp luật Mỹ v́ Washington quy định cá nhân hay tập thể người nước ngoài không được nắm quá 20% cổ phần các đài phát thanh.
Trụ sở CRI tại Bắc Kinh và Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington từ chối b́nh luận về vụ việc. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ Marc Raimondi và người phát ngôn của FCC Neil Grace cũng không đưa ra ư kiến nào.
Điều tra đặc biệt của Reuters tiết lộ WCRW chỉ là một trong số ít nhất 33 đài phát thanh tại 14 nước có phần lớn cổ phần nằm trong tay CRI. Con số này không ngừng tăng lên trong kế hoạch củng cố quyền lực mềm của Bắc Kinh. Tổng Giám đốc CRI Vương Canh Niên từng mô tả chiến lược “mượn thuyền” - dùng các cơ sở truyền thông có sẵn ở nước ngoài để chuyển tải văn hóa cũng như ca ngợi sự phát triển, đóng góp của Trung Quốc.
Therealtz © VietBF