Vietbf.com - Cuối cùng, qua các cuộc tranh luận trong nội bộ Mỹ về chính sách đối với Trung Quốc, th́ các lợi ích tự do hàng hải và sức ép của hải quân và nhà lập pháp Mỹ đă thắng khi Nhà Trắng cho phép hải quân Mỹ thực hiện chuyến tuần tra này. Mỹ chọn địa điểm tuần tra rất khôn khéo, đây là băi nửa nổi nửa ch́m, không có quy chế đảo, Trung Quốc không thể tranh căi ǵ được, và hăy tham khảo dưới đây về chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông Carlyle Thayer cho rằng Mỹ tuần tra Biển Đông: kiên quyết, cần thiết, nhưng chưa đủ.
Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ảnh chụp từ vệ tinh - REUTERS
Sau hàng tháng trời loan báo, Washington vào sáng sớm 27/10/2015 đă thực sự khởi động chiến dịch được mệnh danh là « V́ quyền tự do hàng hải » tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh bất chấp luật quốc tế, đă cho bồi đắp 7 đảo nhân tạo nhằm áp đặt bằng sức mạnh yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Hành động của Mỹ được cho là kiên quyết, nhưng thận trọng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trả lời ban Việt Ngữ RFI, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông Carlyle Thayer cho rằng Mỹ cần phải kiên quyết hơn nữa.
Khi cho khu trục hạm USS Lassen khởi động chiến dịch tuần tra v́ quyền tự do hàng hải tại vùng Trường Sa, Hoa Kỳ trước hết đă tạm thời xóa nḥa h́nh ảnh « hổ giấy » thường được gán cho ḿnh.
Thái độ kiên quyết của Mỹ đă được ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore nêu bật.
Tiến vào vùng 12 hải lư là một khu trục hạm có tên lửa dẫn đường chứ không phải là tàu nhỏ
Trả lời hăng tin Anh Reuters, ông giải thích : « Khi dùng đến một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, chứ không phải là một loại tàu nào khác nhỏ hơn… Mỹ đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ ». Thông điệp này, theo chuyên gia Storey, lại càng rơ ràng hơn khi mà Washington khẳng định rằng sắp tới đây sẽ có thêm nhiều chiến dịch tương tự được tiến hành.
Hành động của Mỹ tuy kiên quyết, nhưng cũng được đánh giá là rất thận trọng, không muốn khiêu khích vô ích. Điều này thể hiện rơ rệt trong việc chọn địa bàn tiến hành chiến dịch là Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn, hai băi đá thuộc diện nửa ch́m nửa nổi trước lúc được Trung Quốc biến thành đảo, cho nên không thể được xem là có hải phận 12 hải lư. Đảo nhân tạo cũng không được quyền đ̣i có lănh hải, do vậy Trung Quốc không thể nào cấm tàu Mỹ di chuyển trong vùng 12 hải lư quanh các đảo này.
Ngoài ra, việc chọn một chiếc tàu như USS Lassen, với thủy thủ đoàn giầu kinh nghiệm cọ sát với tàu Trung Quốc, cũng nhằm đảm bảo cho việc không xẩy ra sự cố đáng tiếc do tính toán sai lầm hay bộp chộp. Các yếu tố nói trên cho thấy là chiến dịch của Mỹ đă được lên kế hoạch một cách rất chuyên nghiệp, vừa giúp Mỹ gởi tín hiệu cứng rắn đến Trung Quốc, vừa giảm thiểu nguy cơ xung đột.
Trễ nhưng cần thiết
Tuy vậy, nếu lồng chiến dịch này vào trong toàn cảnh Biển Đông hiện nay, một số chuyên gia đă tự hỏi rằng phải hành động của Mỹ đă được đưa ra quá muộn ? Đây chính là nhận xét của giáo sư Thayer khi trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI qua thư điện tử.
« Chiến dịch tuần tra v́ tự do hàng hải của Mỹ vừa quá yếu, vừa quá trễ. Lẽ ra Mỹ nên hành động ngay từ năm 2014 khi rơ ràng là Trung Quốc đă bắt đầu rầm rộ xây đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, các cuộc tuần tra v́ tự do hàng hải của Mỹ là điều cần thiết để phản bác việc Trung Quốc đ̣i chủ quyền từ các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp nên. Không thách thức Trung Quốc tương đương với việc chấp nhận cái gọi là yêu sách pháp lư của Trung Quốc ».
Đối với Giáo sư Thayer, Trung Quốc có thể là sẽ không trực diện đối đầu với Mỹ trên hiện trường, nhưng sẽ khuấy động dư luận chống Mỹ, đồng thời tiếp tục củng cố cơ sở trên các đảo nhân tạo để có thể biến các nơi này thành căn cứ quân sự khi có thời cơ.
« Chiến dịch tuần tra của Mỹ sẽ không cản được Trung Quốc trong việc củng cố cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo của nó. Trung Quốc hoàn toàn có thời gian để quân sự hóa các đảo nhân tạo khi điều đó phù hợp với mục tiêu họ đề ra.
Trung Quốc sẽ không dùng tàu Hải quân của ḿnh để đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trung Quốc sẽ tiến hành chiến tranh thông tin và pháp lư để cố gắng ngăn không cho Mỹ tiếp tục các cuộc tuần tra. Trung Quốc sẽ nhắm vào các quốc gia trong khu vực, khuấy lên nỗi lo ngại rằng Hoa Kỳ đang làm mất ổn định khu vực. »
Phải kiên quyết phá mọi hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng của Bắc Kinh
Trong bối cảnh đó, Giáo sư Thayer cho rằng Hoa Kỳ cần phải thay đổi đối sách.
« Hoa Kỳ cần phải thay đổi chủ trương lúc nào cũng tuyên bố không đứng về phe nào trong các tranh chấp lănh thổ. Hoa Kỳ cần phải tỏ rơ lập trường bảo vệ hiện trạng ở Biển Đông, và phản đối các hành động đơn phương có hệ quả chiến lược.
Mỹ nên giúp Philippines trong việc bảo đảm cho ngư dân nước này có thể quay trở lại băi Scarborough. Thủy quân lục chiến Mỹ nên cùng với đồng đội Philippines đến vùng Băi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng có đầy tàu bán quân sự Trung Quốc. Mỹ và Philippines sau đó nên cùng thực hiện nhiệm vụ tiếp tế chung cho lính Philippines trên chiếc Sierra Madre mắc cạn ở đấy. »
Nói tóm lại, Giáo sư Thayer cho rằng Mỹ nên áp dụng chiến lược bắt Trung Quốc phải trả giá để khôi phục nguyên trạng và chống phá mọi nỗ lực đơn phương của Trung Quốc để thay đổi hiện trạng.
Trọng Nghĩa