Trong bối cảnh Washington đang đẩy mạnh các hoạt động ở gần những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đă xây dựng trái phép ở Biển Đông, các chuyên gia cho rằng Nhật Bản có thể sẽ đóng một vai tṛ tích cực hơn trong tranh chấp tại khu vực.
Các nguồn tin những ngày qua cho biết Mỹ đang cân nhắc việc tiến hành các hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” trong khu vực 12 hải lư xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đă xây dựng trái phép ở Biển Đông. Theo các chuyên gia, việc tuần tra này là cách để Washington bác bỏ những tuyên bố chủ quyền vô lư mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông cũng như vùng trời quanh khu vực mà Bắc Kinh cho là của ḿnh.
Ông Ian Storey - nhà nghiên cứu cấp cao về hàng hải châu Á-Thái B́nh Dương tại Viện Yusof Ishak-ISEAS, trong trường hợp quyết định thực hiện việc tuần tra ở khu vực quần đảo Trường Sa, Mỹ nhiều khả năng sẽ không chỉ tiến hành tuần tra 1 lần nhằm ủng cố thông điệp rằng Trung Quốc phải tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông và rằng hải quân Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động như vậy trên cơ sở định kỳ. “Điều này mở ra khả năng rằng Mỹ trong tương lai sẽ mời các nước khác tham gia tuần tra và Nhật Bản hoặc Australia sẽ là ứng viên tiềm năng” – ông Storey nhận định.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, dù Mỹ chưa tuyên bố chính xác về thời điểm sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra nhưng Nhật Bản nhiều khả năng sẽ đóng vai tṛ quan trọng, hỗ trợ đáng kể cho Washington trong hoạt động này. Bởi, Biển Đông là một tuyến đường biển quan trọng mà nhiều hoạt động giao thương của Nhật Bản vẫn đi qua và Tokyo rơ ràng có lư do để lo ngại về hậu quả sẽ xảy đến nếu Bắc Kinh thống trị khu vực này.
Tờ Japan Times dẫn lời ông Zack Cooper – một học giả tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược - cho rằng Nhật Bản không chỉ quan ngại về đe dọa đối với ổn định khu vực mà c̣n lo rằng những hành động hung hăng của Trung Quốc có thể sẽ tái diễn ở các khu vực khác. “Nếu Trung Quốc được phép chèn ép các nước nhỏ hơn ở Biển Đông, việc này sẽ tạo một tiền lệ nguy hiểm đối với các nước lớn hơn như Nhật Bản – nước vốn đang đối mặt với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông” – ông Cooper lư giải.
Tuy nhiên, ông Storey cũng lưu ư rằng việc Tokyo chấp nhận lời mời như vậy sẽ khiến vai tṛ của Nhật trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gia tăng đáng kể và điều này gần như chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật. Ông Cooper cũng cho rằng Nhật có khả năng sẽ tham gia tuần tra nhưng lưu ư rằng bất kỳ quyết định nào của Tokyo cũng sẽ phải có tham vấn với Mỹ đồng thời đánh giá các rủi ro, lợi ích và thời điểm thích hợp.
Các quan chức Nhật Bản từ lâu cho rằng những tranh chấp lănh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông có liên hệ chặt chẽ với nhau. Năm 2013, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera đă lưu ư rằng Tokyo rất quan ngại về khả năng t́nh h́nh ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến Biển Hoa Đông”. Trước đó, năm 2012, trong một bài viết trước khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe thậm chí nói rơ Nhật Bản không được nhún nhường trước những động thái mang tính cưỡng ép hàng ngày của chính phủ Trung Quốc ở quanh quần đảo Senkaku. Ông Abe khi đó cũng cho rằng nếu Nhật không hành động, Trung Quốc cũng sẽ gia cố thêm đáng kể ở Biển Đông.
Tokyo đang duy tŕ cách tiếp cận đa phương đối với vấn đề Biển Đông qua việc quốc tế hóa tranh chấp tại các diễn đàn đa phương, khuyến khích sự đoàn kết trong ASEAN và hỗ trợ các nước tuyên bố chủ quyền tại đây xây dựng năng lực.
VietBF© Sưu tập