Người dân Trung Quốc đang xôn xao về việc cư dân TP Phật Sơn và tỉnh Giang Tây – Trung Quốc nh́n thấy một thành phố lộng lẫy lơ lửng giữa bầu trời. Thành phố ma nằm giữa những đám mây trôi bồng bền tạo nên một khung cảnh đẹp như trong mơ. Nhưng nhiều người chứng kiến cảm thấy rờn rợn.
Trong khi người dân Trung Quốc xôn xao bàn tán về thành phố trên mây, vũ trụ thứ hai… th́ các chuyên gia khí tượng học đă vào cuộc để giải thích vấn đề. Họ nhận định đây là hiện tượng ảo ảnh hiếm gặp mang tên Fata Morgana, trong đó các đối tượng ở xa bị biến dạng khiến mắt người lầm tưởng chúng thực sự đang tồn tại.
Nguyên nhân do ánh sáng từ các ṭa nhà cao tầng phản chiếu các vật thể ở xa (có thể nằm trên đường chân trời), kết hợp với sự tương phản nhiệt độ khiến chúng trở nên cao hơn và in h́nh ảnh lên không trung. Tuy nhiên, thực tế là các vật thể đó bị “bóp méo và phóng to”, biến thành những “ṭa lâu đài kỳ vĩ”. Theo báo UPI, hiện tượng Fata Morgana là một “ảo giác quang học làm biến dạng các vật thể ở xa, kết quả của sự tương phản giữa nhiệt độ (mát hoặc lạnh) dưới mặt đất với nhiệt độ cao hơn trên không trung”.
Thành phố trên mây xuất hiện ở Trung Quốc. Ảnh: YouTube
Các bức ảnh do một số cư dân địa phương ở Phật Sơn và Giang Tây ghi lại cho thấy “thành phố” bao gồm nhiều “ṭa nhà cao tầng” san sát nhau, tất cả đều một màu đen thấp thoáng trên nền mây trắng xám. Theo cách giải thích trên, các vật thể - chẳng hạn thuyền - được ánh sáng khúc xạ qua bầu khí quyển và tạo ra h́nh ảnh phản chiếu khổng lồ trên bầu trời như những ǵ mà người dân chụp được.
Một số người không tin vào hiện tượng ảo ảnh đă cho rằng đây là âm mưu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới bằng cách mô phỏng một cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh vào Trái Đất hay để Chúa Giê-su xuất hiện lần thứ hai.
Số khác tin rằng chính phủ Trung Quốc đang ḍ xét phản ứng của công chúng đối với công nghệ holographic (tŕnh chiếu ảnh 3 chiều).
Đoạn video quay lại thành phố nổi đă thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên YouTube. Sau khi xuất hiện vài phút, ảo ảnh biến mất.
Một "thành phố ma" khác được nh́n thấy ở Trung Quốc năm 2012. Ảnh: Youtube
Therealtz © VietBF