Bên cạnh những hoạt động của Nga tại Syria th́ những động thái của Mỹ tại Afghanistan cũng được truyền thông theo dơi. Bởi v́ đây là những động thái thể hiện đường lối chính trị và quân sự của cường quốc này. Mới đây, Obama đă có tuyên bố về việc đóng quân tại Afghanistan.
Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định dừng rút quân tại Afghanistan, do lo ngại khoảng chống quyền lực sẽ dẫn đến thảm họa khủng bố cực đoan hoành hành như trường hợp IS tại Iraq 4 năm trước.
Tổng thống Obama thông báo dừng rút quân khỏi Afghanistan tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Ngày 15/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dừng kế hoạch rút quân tại Afghanistan. Gần 10.000 binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục đồn trú tại quốc gia Trung Đông này cho đến năm 2017, thời điểm nhiệm kỳ thứ hai của ông chủ Nhà Trắng kết thúc.
"Mặc dù nhiệm vụ tác chiến của Mỹ tại Afghanistan đă kết thúc, lời hứa của chúng ta với Afghanistan và người dân Afghanistan vẫn không thay đổi", ông Obama cho biết. "Tôi sẽ không cho phép Afshanistan trở thành bến cảng an toàn cho phần tử khủng bố để một lần nữa tấn công đất nước chúng ta".
Tuy nhiên, trong tất cả các yếu tố đi đến quyết định ngừng rút quân khỏi Afghanistan, có một điều mà Tổng thống Obama không hề nhắc đến, đó là trường hợp Iraq, tờ New York Times nhận định.
Bốn năm trước, khi Mỹ rút quân khỏi Iraq theo kế hoạch của ông Obama, quốc gia này ngay sau đó rơi vào một cuộc xung đột tôn giáo với phần tử cực đoan Hồi giáo, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong bối cảnh thảm kịch trên có thể tái diễn tại Afghanistan, Washington chỉ c̣n cách thay đổi kế hoạch rút quân đă định.
Câu hỏi giả định, rằng nếu quân đội Mỹ vẫn tiếp tục đồn trú tại Iraq, th́ liệu có thay đổi được t́nh h́nh hay không, vẫn đang tồn tại. Song, Tổng thống Obama được cho là không dám mạo hiểm một lần nữa, dù cho việc dừng rút quân tại Afghanistan đồng nghĩa với việc ông phải từ bỏ một di sản chính trị của ḿnh, đó là: tận tay chấm dứt hai cuộc chiến tranh được thừa hưởng sau khi lên cầm quyền.
Trong tuyên bố hôm 15/10, Tổng thống Obama không trực tiếp đề cập đến bài học Iraq, nhưng thông qua việc nhấn mạnh sự khác biệt giữa chính quyền của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani với chính quyền Iraq năm 2011, để chỉ ra logic đằng sau quyết định này. Chính quyền Ghani ủng hộ việc quân đội Mỹ tiếp tục đồn trú và đang thông qua các thủ tục tư pháp để thực hiện điều này.
"Về phía chính phủ Afghanistan, chúng ta có đồng minh nghiêm túc hy vọng chúng ta đưa tay ra giúp", ông nói. "Đại đa số người dân Afghanistan và chúng ta có chung mục tiêu. Chúng ta cũng có hiệp định an ninh song phương để chỉ đạo sự hợp tác giữa hai bên".
Ngay sau tuyên bố trên, cố vấn an ninh và chống khủng bố của tổng thống, bà Lisa Monaco tiến hành họp báo qua điện thoại với giới phóng viên để làm rơ hơn luận điểm trên của tổng thống.
"T́nh h́nh khác biệt rất rơ với năm 2011", bà Monaco nói. "Chính phủ Afghanistan luôn yêu cầu chúng tôi ở lại, luôn mời chúng tôi đến, hy vọng hợp tác với chúng tôi".
Trên vấn đề Iraq, chính quyền Obama từng tiến hành đàm phán với chính quyền Thủ tướng Iraq Nuri Kamal al-Maliki về việc đi hay ở của quân đội Mỹ sau năm 2011. Tuy nhiên, hai bên không đạt được đồng thuận về trách nhiệm luật pháp nhằm hạn chế quân đội Mỹ, v́ vậy đành quyết định tuân thủ thời gian biểu rút quân đă định. Thời gian biểu này được thông qua giữa Thủ tướng al-Maliki và cựu tổng thống George W.Bush năm 2008.
Nhưng ngay sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq, xu hướng giáo phái của al-Maliki trở nên ngày càng nghiêm trọng. Chính phủ Iraq bị cho là chèn ép giáo phái Sunni, một trong những tác nhân dẫn đến sự trỗi dậy của IS. Điều này buộc Washington phải điều 3.000 quân quay lại Iraq, nhằm tư vấn và hỗ trợ cho Baghdad.
Tương tự như trường hợp của Iraq, mặc dù quân đội Mỹ có hơn 10 năm tác chiến tại Afghanistan, sự kiện Taliban chiếm giữ thành phố Kunduz trong thời gian ngắn, cho thấy sự trở lại của tổ chức khủng bố khét tiếng một thời này. Mặt khác, IS cũng bắt đầu mở rộng hoạt động đến Afghanistan.
Tổng thống Obama từng tuyên bố rơ, ông không mong muốn điều bộ binh đến Trung Đông, v́ điều này chẳng khác ǵ "thương vụ lỗ vốn" với Mỹ, là hy sinh vô ích tính mạng của binh sĩ Mỹ, trong khi không giúp ǵ được cho t́nh h́nh. Trong tuyên bố vừa qua, ông chủ Nhà Trắng một lần nữa nhắc lại thông điệp phản đối "cuộc chiến không có hồi kết".
Tuy nhiên, trong tương quan với Iraq hay Syria, Afghanistan vẫn được cho là có quan hệ lợi ích trực tiếp hơn với Mỹ, bởi đây là đại bản doanh của al-Qaeda, tổ chức khủng bố tiến hành vụ tấn công 11/9. V́ vậy, Tổng thống Obama không muốn tiếp tục để lại bài toán khó Afghanistan cho đời tổng thống sau, đặc biệt trong bối cảnh cục diện tại Syria và Iraq vẫn đang hỗn loạn.
Trong năm 2016, quân đội Mỹ vẫn duy tŕ quân số 9.800 người tại Afghanistan và giảm xuống c̣n 5.500 người trong năm 2017. Mặc dù quân số này không thể so sánh với số lượng 100.000 binh sĩ Mỹ vào lúc cao điểm, Washington hy vọng sự hiện diện của quân đội gửi đi thông điệp chính trị, rằng Mỹ không từ bỏ đồng minh và sẽ không để lại khoảng trống cho một lực lượng nào khác.
"Để ổn định trở lại Afghanistan, chúng ta đă đầu tư vô cùng lớn", Tổng thống Obama nói. "Mặc dù rất khó khăn, Afghanistan đang đạt được những tiến triển thực chất. Đồng thời với việc duy tŕ nghiêm túc sứ mệnh có hạn trước mắt, kéo dài một cách hợp lư và có ư nghĩa thời gian hiện diện của chúng ta, có thể sẽ tạo ra tác động thực sự tại đó. Đây là sự lựa chọn chính xác".
Tuy nhiên, một số chính khách vẫn phê phán quyết định của Tổng thống Obama, cho rằng ông nên tăng cường thêm quân lực tại Afghanistan, bởi quân số hiện nay là không đủ để chống lại al-Qaeda và các mối uy hiếp khác.
"Mặc dù kế hoạch mới có thể tránh được tai họa, song sẽ không thể dẫn đến thành công", nghị sĩ đảng Cộng ḥa Mac Thornberry, chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện, tuyên bố.
Tin tức sẽ tiếp tục được cập nhật.