Nga đang thực hiện rất tốt “sứ mệnh” bảo vệ thế giới bằng những đòn choáng váng vào phiến quân Hồi giáo IS! Hàng loạt vũ khí khủng được cường quốc này “trình diễn” trong những đợt không kích, thậm chí tên lửa hành trình cũng đã được dùng! Điều này nói lên gì?
Sự kiện Nga bất ngờ phóng hàng loạt tên lửa hành trình từ khoảng cách 1.500km vào các mục tiêu nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria lập tức đã gây chấn động, bởi nó đã báo hiệu một kỷ nguyên mới phổ biến đòn tấn công chính xác bằng tên lửa hành trình tầm xa.
Nga thực hiện đòn tấn công tên lửa hành trình gây choáng váng cho Mỹ và phương Tây
Vụ tấn công tên lửa Nga cũng tương tự nhiều cuộc tấn công mà Mỹ đã tiến hành, nhưng nó đã tạo ra một cơn sốc về xu hướng công nghệ và kỹ thuật. 26 quả tên lửa hành trình Klub 3M-54 được bắn từ hai tàu hộ vệ cỡ nhỏ trên biển Caspian đã bay cả ngàn dặm qua lãnh thổ Iran, Iraq và Syria trước khi đánh trúng mục tiêu đã định. Việc phóng tên lửa từ biển Caspian cho thể giúp Nga tránh gặp vấn đề với Hiệp ước INF, hạn chế phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất.
Tên lửa hành trình cần có sự dẫn đường địa tiêu phức tạp, tránh hệ thống phòng không và xác định làm sao để phân biệt mục tiêu trên mặt đất. Vì vậy, sử dụng tên lửa hành trình cần phải vượt qua khắc phục các vấn đề liên lạc cường độ cao, cơ sở dữ liệu phức tạp và nhiều vấn đề khác nữa.
Đây chính là một trong những lý do tại sao, mặc dù công nghệ tên lửa hành trình cơ bản khá phổ biến trên thế giới, song chỉ có rất ít quốc gia thành công trong việc đưa tên lửa hành trình tầm xa vào kho vũ khí của mình.
Với loại tên lửa Tomahawk, tên lửa hành trình đã giúp xác lập thế thống trị quân sự của Mỹ kể từ Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Được phóng từ tàu ngầm, tàu mặt nước, tên lửa Tomahawk giúp Mỹ có khả năng phóng chiếu quyền lực khắp thế giới, cho dù có hoặc không có máy bay sẵn sàng. Hơn thế, tên lửa hành trình còn cho phép Mỹ “đá tung cánh cửa” của mạng lưới phòng không chống tiếp cận, giảm thiểu nguy hiểm cho các máy bay và phi công Mỹ.
Đòn đánh bằng tên lửa hành trình vừa qua chẳng thêm tí gì đặc biệt vào khả năng quân sự của Nga tại Syria vì họ đã có đủ máy bay, tên lửa tầm ngắn ở đó rồi. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ Nga thiếu vũ khí chính xác như các đối thủ phương Tây, do đó Nga có thể vẫn tiến hành các kiểu không kích bằng tên lửa hành trình để thay thế.
Hơn thế nữa, vụ tấn công tên lửa vừa rồi là một thử nghiệm ý tưởng của Nga, thể hiện với chính người Nga và những quốc gia khác rằng Nga có khả năng tấn công chính xác tầm xa bằng tên lửa hành trình. Các tên lửa bay qua không phận Iran và Iraq cũng cho thấy Nga là một cường quốc chính trị ở khu vực.
Chiến hạm tàng hình Gepard 3.9 có trong biên chế của hải quân Việt Nam có khả năng trang bị tên lửa hành trình tầm xa Klub.
Đáng lưu ý là các tên lửa hành trình Klub phóng từ hai tàu hộ vệ lớp Gepard trọng tải 1.500 tấn và tàu hộ tống lớp Buyan 500 tấn cỡ nhỏ. Nga đã xuất khẩu cả hai loại tàu này, với 6 chiến hạm Gepard tàng hình bán cho Việt Nam (2 tàu Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đã biên chế, 2 tàu giao vào năm 2017 và cặp tàu Gepard đang trong quá trình đàm phán trang vị, vũ khí mới), giúp hình thành bộ khung của hạm đội tàu mặt nước của hải quân Việt Nam. Nga cũng xuất khẩu nhiều phiên bản tên lửa hành trình 3M-54, phần lớn là tên lửa chống hạm.
Trong khi một số ý kiến cho rằng đòn tấn công của Nga là để “làm thương hiệu”, kích thích bán tên lửa hành trình cho các khách hàng tiềm năng, Nga có thể bán khả năng công nghệ tên lửa hành trình tầm xa cho khách hàng nào đó. Đặc biệt gần đây, Bắc Kinh đã phản đối lên Liên hợp quốc việc Nga bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình hạm đối đất tối tân, giúp Việt Nam có khả năng răn đe những kẻ địch muốn gây chuyện ở Biển Đông.