Mọi thứ khi có những đồng thuận th́ chắc chắn cũng sẽ xuất hiện những ư kiến trái chiều. Hiệp định TPP vừa được thành lập vừa qua nhận được những ư kiến tiêu cực từ phía các nước khác trên thế giới. Đặc biệt là từ Mỹ khi cho rằng việc thay đổi luật dễ dàng như vậy sẽ khiến cho vùng biển này tồn tại những sự tự do ngoài kiểm soát trên vùng biển của mỗi nước riêng trong 12 nước thành lập lên Hiệp đinh TPP.
Ngày 5/10, sau hơn 5 ngày làm việc thâu đêm, Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam tuyên bố kết thúc thành công quá tŕnh đàm phán để đi đến một thoả thuận mang tính lịch sử.
Đại diện cơ quan Thương mại Mỹ (USTR) Michael Froman nhận định đây là hiệp định của thế kỷ 21, với các tiêu chuẩn ở đẳng cấp cao, đầy tham vọng, toàn diện và cân bằng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo mới và duy tŕ công ăn việc làm, tăng cường đổi mới và nâng cao năng suất cũng như năng lực cạnh tranh. Hiệp định cũng được cho là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đói nghèo, thúc đẩy minh bạch và và tăng cường bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường.
"TPP là một bước quan trọng hướng tới mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mở cửa thương mại và hội nhập trong toàn khu vực", thông cáo của USTR viết.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức ca ngợi TPP "tạo ra sân chơi" cho nông dân, các chủ trang trại và nhà sản xuất Mỹ cũng như giúp nước này đạt được nhiều mục tiêu khác.
"Khi hơn 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để những nước như Trung Quốc viết ra luật lệ cho nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải viết ra những luật lệ đó, mở cửa những thị trường mới cho các sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn để bảo vệ người lao động và bảo tồn môi trường của chúng ta. Đó là những ǵ mà thỏa thuận đạt được hôm nay ở Atlanta sẽ làm", thông cáo của ông Obama có đoạn.
Những người ủng hộ TPP ở Mỹ bày tỏ sự lạc quan rằng hiệp định sẽ giúp các doanh nghiệp nước này dễ dàng bán sản phẩm ra nước ngoài, xuất khẩu tăng trưởng sẽ tạo ra nhiều việc làm có thu nhập tốt ở trong nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoan nghênh TPP, đánh giá rằng "hiệp định đă tạo ra một hệ thống kinh tế quốc tế tự do, công bằng và cởi mở ở châu Á-Thái B́nh Dương, trong đó các nước chia sẻ những giá trị cơ bản về tự do, dân chủ, các quyền con người và quy định pháp luật". "Nó sẽ đóng góp to lớn đến an ninh của quốc gia chúng ta và sự ổn định của khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, và nó sẽ mang một ư nghĩa chiến lược quan trọng nếu Trung Quốc tham gia hệ thống này trong tương lai", ông nói.
Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng ca ngợi hiệp định lịch sử sẽ thiết lập một tiêu chuẩn vàng mới cho các thỏa thuận thương mại toàn cầu trong tương lai. TPP sẽ bảo vệ việc làm cho người Canada và tạo ra thêm nhiều công việc cho thế hệ sau này nhờ việc đảm bảo tiếp cận đến các thị trường quan trọng ở nước ngoài.
"Thỏa thuận này, không nghi ngờ ǵ, là lợi ích tốt nhất cho nền kinh tế Canada", ông nói.
vietbf @ sưu tầm