Phải chăng châu Âu đă không c̣n như trước nên người tị nạn c̣n chê?Họ c̣n ước được về đất nước của họ, tuy nhiên v́ chiến tranh họ mới trốn sang nước ngoài. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Mỗi ngày trôi qua, hàng trăm ngh́n người tị nạn vẫn đang tiếp tục bất chấp tính mạng của ḿnh để để t́m đường đến châu Âu với giấc mơ đổi đời.
Giàu có, an toàn và dễ tiếp cận là lư do khiến châu Âu trở thành "miền đất hứa" của những người tị nạn từ những nơi ch́m trong bạo lực và nghèo đói Trung Đông và châu Phi.
Người tị nạn giành giật lên chuyến tàu đă quá tải ở trạm Tovarnik, Croatia. (ảnh: Getty).
Bất chấp sự nguy hiểm, những người tị nạn t́m mọi cách để được đặt chân lên “miền đất hứa”, họ có thể trèo qua hàng rào ở Morocco để tới lănh thổ Tây Ban Nha hay chen chân trong xe tải từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc lên tàu di chuyển khắp châu Âu.
Tuy nhiên, theo báo chí phương Tây, có nhiều người tị nạn sau khi đă đến được châu Âu lại thất vọng khi thấy đây không phải là “thiên đường” như họ tưởng tượng. Họ bắt đầu nhớ quê hương và muốn trở về nhà.
“Tôi không thể chịu đựng Manchester thêm chút nào nữa”
Ngày 21/9, một trạm cảnh sát ở thành phố Manchester, nước Anh chứng kiến câu chuyện hy hữu, một người đàn ông tị nạn bước vào và yêu cầu “trục xuất” anh ta trở lại Iran bởi v́ anh ta không thể chịu đựng Manchester thêm một chút nào nữa.
Cảnh sát cho biết, người đàn ông này tên là Arash Aria, 25 tuổi. “Người đàn ông trẻ rất tức giận và nói rằng anh ta đă ở đây bất hợp pháp đến 10 năm trời, một vụ việc kỳ lạ”, cảnh sát nói.
Anh Arash Aria, 25 tuổi. (ảnh: DM/FB).
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra xuất nhập cảnh, cảnh sát điều tra ra rằng anh Aria được phép ở vô thời hạn tại Anh, bởi thế, Aria không phải là người tị nạn bất hợp pháp. Anh ta đă được cảnh sát thả ra sau 2 giờ tạm giữ.
Aria nói với Telegraph rằng cách cư xử thô lỗ của người dân nơi đây là nguyên khiến anh ta muốn trở về nhà. Những ngày ở Anh đối với Aria là những ngày đầy chán nản khi hết lần này đến lần khác anh đều thất bại khi t́m kiếm việc làm.
“Những người dân ở Manchester không chào đón tôi. Họ thể hiện điều này qua lời nói, hành động bạo lực… và nhiều thứ khác. Tôi cố gắng bỏ qua nhưng bây giờ tôi đă quá chán ngấy với họ. Tôi không nhận được sự tôn trọng”, anh Aria bức xúc chia sẻ.
Anh Aria nói thêm: “Tôi cố gắn tỏ ra thân thiện và lịch sự. Nhưng họ chỉ cười tôi v́ tôi là người nước ngoài và nh́n tôi một cách xa lạ”.
Anh Aria cho biết anh muốn trở về thành phố quê nhà Shiraz, phía tây nam Iran, nơi gia đ́nh anh đang sinh sống. (ảnh: DM/Alamy Stock).
“Mọi người đều muốn làm việc để thực hiện ước mơ, tôi không thể đạt được ước mơ của tôi ở đây”… “Tôi muốn có được việc làm tốt, tiết kiệm tiền và làm được một điều ǵ đó thật vĩ đại”… “Tôi đă từng là bồi bàn, nhân viên quán bar, nhưng bây giờ họ không cho tôi thay đổi công việc”, anh Aria nói.
Anh Aria cho biết anh muốn trở về thành phố quê nhà Shiraz, phía tây nam Iran, nơi gia đ́nh anh đang sinh sống. “Tôi chỉ cần chờ đợi cho đến khi hộ chiếu của tôi được làm xong, sau đó tôi sẽ đặt vé máy bay và bắt đầu cuộc sống mới”, anh Aria trả lời phỏng vấn với tờ The Daily Telegraph.
“Đến châu Âu, đó là một sai lầm!”
Arash Aria không phải là trường hợp duy nhất thấy thất vọng khi ở châu Âu. Mới đây, một đoạn video clip đăng tải trên trang Facebook cho thấy những người tị nạn Iraq đă lên tiếng cảnh báo đồng hương của ḿnh đừng di cư tới châu Âu, kênh truyền h́nh Phần Lan đưa tin ngày 22/9.
“Nếu bạn thực sự muốn tới đây, đừng đi! Chúng tôi đang t́m cách trở về nhà. Chúng tôi ước ǵ ḿnh chưa bao giờ đến đây. Chúng tôi mất những khoản tiền lớn để rồi chẳng được ǵ cả. Đó là một sai lầm!”, những người di cư nói trong đoạn video, theo Kênh Yle TV.
Họ cũng phàn nàn về t́nh trạng thiếu thốn quần áo và lương thực tại các trung tâm tiếp nhận người tị nạn, cùng những khoản phí cao mà họ phải trả.
Người tị nạn cố gắng lấy đồ cứu trợ ở Tovarnik, Croatia hôm 17/9. (Ảnh: AP).
Trong đoạn băng, những người di cư Iraq nói rằng, cuộc sống ở châu Âu thật khắc nghiệt, khắc nghiệt hơn những họ suy nghĩ, và đó là kinh nghiệm “vô cùng nhục nhă” mà một người tị nạn trải qua.
Ở một đoạn băng phát bằng tiếng Arab khác, một người đàn ông tên Mustafa cho biết, cuộc sống ở Iraq tốt hơn nhiều, mặc dù có nguy hiểm hơn. “Tôi chắc chắn sẽ về nhà… Tôi muốn chết trên chính quê hương của ḿnh”, Mustafa nói.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng nghi ngờ rằng, có khả năng các nhà chức trách Phần Lan đă “nhúng một tay” trong việc tạo ra đoạn video ngày 22/9 kể trên.
“Có một điều ǵ đó đang nói với tôi rằng, đây chỉ là chiến dịch truyền thông của chính quyền Phần Lan”, một trong số cư dân mạng viết trên Twitter.
Trước đó, Ngoại trưởng Phần Lan Petteri Orpo cho biết, chính phủ nước này đang xem xét việc đóng cửa biên giới trong bối cảnh làn sóng người di cư tăng cao tới các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Theo thống kê, kể từ tháng 1/2015, gần một nửa triệu dân di cư đă tới các nước EU, và con số này đang tăng lên mỗi ngày.
Nhiều nước châu Âu “miễn cưỡng” chấp nhận người tị nạn
Ngày 22/9, Liên minh châu Âu đă thông qua kế hoạch phân bổ 120.000 người tị nạn trên châu lục này. Kế hoạch này là bắt buộc đối với toàn bộ các nước thành viên.
Khoảng 66.000 người trong tổng số 120.000 người đă được cấp quy chế tị nạn sẽ được tái bố trí từ Hy Lạp và Italy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc 54.000 người c̣n lại, từng bị Hungary từ chối tiếp nhận, sẽ được tái phân bổ.
Cảnh sát Hungary cố gắng để kiểm soát một nhóm người di cư khi họ vượt qua biên giới từ Croatia. (ảnh: AP).
Trong một động thái ủng hộ kế hoạch phân bổ người tị nạn mới, Pháp tuyên bố sẽ đón nhận khoảng 1.000 người tị nạn nhằm hỗ trợ cho Đức đối phó với làn sóng di cư đang đổ về đây và 24.000 người tị nạn khác trong các năm 2016 - 2017.
Tây Ban Nha mạnh dạn khẳng định sẽ tiếp nhận không giới hạn người di cư, nhưng đ̣i hỏi EU phải sớm đưa ra quyết định rơ ràng về vấn đề này.
Các nước Phần Lan, Đan Mạch… cũng có nhiều động thái tích cực giúp đỡ ḍng người di cư đang đổ từ Hungary sang Áo và Đức…
Thế nhưng, không phải các quốc gia trong khối đều nhất trí giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay. Nhiều nước Liên minh châu Âu khác lại cho rằng không nên phân bổ hạn ngạch mà chỉ nên nhận người tị nạn trên cơ sở tự nguyện.
Ireland nói họ không đủ khả năng tiếp nhận 40.000 người như phân bổ.
C̣n Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố, áp đặt các hạn ngạch như trên là không thực tế, đồng thời nhấn mạnh Slovakia sẽ không triển khai quyết định của EU và sẽ kiện lên Ṭa án Công lư Liên minh Châu Âu tại Lucxembourg.
Cảnh sát Slovenia đang đối phó với những người tị nạn chờ đợi để vượt qua biên giới từ Croatia. (ảnh: AP).
Trong khi đó, khoảng 500 người dân Latvia cũng xuống đường biểu t́nh tại thủ đô Riga để phản đối Chính phủ quyết định tiếp nhận 776 người di cư từ nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu "Bàn thảo chính sách di trú" của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố mới đây cho thấy, khoảng 450.000 người trong số hàng trăm ngh́n người di cư đang đổ về Châu Âu sẽ được hưởng quy chế tị nạn lâu dài. Đây sẽ là con số lớn nhất người di cư được tiếp nhận tị nạn kể từ sau Chiến tranh Thế giới II.
Người tị nạn bất chấp nguy hiểm để lên tàu. Ảnh chụp tại Tovarnik, Croatia ngày 20/9. (ảnh: AFP).
Theo bản nghiên cứu nói trên, từ đầu năm đến nay có khoảng 700.000 người nộp đơn xin tị nạn tại các nước EU và con số này vào thời điểm cuối năm 2015 ước tính lên đến 1 triệu người, vượt xa mốc 630.000 người xin tị nạn hồi năm 1992 khi xảy ra chiến tranh Bosnia - Herzegovina.
Cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ 2 khiến dư luận quan ngại, bởi nhiều nước ở châu Âu cũng đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế ở đất nước ḿnh, chưa đủ sức gánh thêm hàng trăm ngh́n người tị nạn đang đổ về.
Bên cạnh đó, mỗi người tị nạn lại có một hoàn cảnh ra đi khác nhau khiến cho việc xét các hồ sơ xin tị nạn trở nên khó khăn và đặt ra nhiều thách thức cho các nước tiếp nhận./.