Hôm 17/9, Ba Lan đă phá bỏ tượng đài tưởng niệm Tướng Ivan Chernyakhovsky được xây dựng từ thời những năm 1970 đă được thực hiện từ hôm 17/9 ở thành phố phía bắc Pieniezno. Đây là nơi vị tướng Liên Xô thiệt mạng v́ những vết thương vào tháng 2 năm 1945. Hành động này của Ba Lan đă làm Nga cực kỳ phẫn nộ và ngay lập tức chính quyền Moscow đă tung cảnh báo ớn lạnh nhất với Ba Lan.
Theo đó lên tiếng đe dọa sẽ bắt Ba Lan phải hứng chịu “những hậu quả nghiêm trọng nhất” cho việc phá bỏ tượng đài tưởng niệm một vị tướng của Liên Xô thời Chiến tranh Thế giới thứ II. Cuộc tranh căi mới nhất giữa Nga với Ba Lan phản ánh tính phức tạp trong quan hệ giữa hai nước láng giềng này.
Người Nga rất tự hào về lịch sử vĩ đại của họ thời Chiến tranh Thế giới thứ II. V́ thế, họ không thể chấp nhận được những hành động gây tổn thương đến niềm tự hào của họ.
Tướng Ivan Chernyakhovsky là một chỉ huy Hồng quân trong thế chiến thứ hai, Anh hùng Liên bang Xô viết. Trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô, ông Chernyakhovsky là một chỉ huy xuất sắc của lực lượng tăng - thiết giáp Xô viết và sau đó là Tư lệnh phương diện quân trẻ nhất của Liên Xô. Sau khi mất, ông đă được đưa về chôn cất tại Nga.
Giới chức Ba Lan cáo buộc Tướng Chernyakhovsky tiêu diệt các đơn vị thuộc quân đội bí mật của Ba Lan trong cuộc chiến tranh và rằng ông là biểu tượng của sự áp đặt chế độ chủ nghĩa cộng sản lên Ba Lan.
Hành động của Ba Lan đă gây ra sự phẫn nộ rất lớn đối với Nga. Bộ Ngoại giao Nga nhanh chóng triệu tập Đại sứ Ba lan tại Nga đến để phản đối. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga cũng gửi văn bản “phản đối mạnh mẽ” và bày tỏ sự “phẫn nộ cực kỳ lớn” đối với hành động của Warsaw trong việc dỡ bỏ tượng đài của Tướng Liên Xô. Moscow miêu tả hành động của Ba Lan là “báng bổ, hồ đồ” và có nguy cơ động chạm đến “những t́nh cảm thiêng liêng nhất, nhạy cảm nhất” của nhân dân Nga.
Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga – bà Maria Zakharova gay gắt chỉ trích tại cuộc họp báo rằng: “Ghi nhớ lịch sử là điều giúp ta phân biệt giữa con người với loài vật”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga “đă nhiều lần cảnh báo phía Ba Lan” rằng, việc dỡ bỏ những tượng đài như vậy sẽ không thể tiếp tục mà “không phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất”. Tuy nhiên, Moscow không cho biết cụ thể đó là những hậu quả ǵ.
Về phần ḿnh, Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna hôm qua (18/9) nhấn mạnh, việc làm của họ phù hợp với các thỏa thuận song phương.
Trong khi đó, Đại sứ Ba Lan tại Nga – ông Katarzyna Pelczynska-Nalecz cho biết sau cuộc gặp với đại diện Bộ Ngoại giao Nga rằng, “Tôi đă lắng nghe và tôi đă tŕnh bày lập trường của Ba Lan về vấn đề đó. Việc dỡ bỏ đài tưởng niệm được thực hiện phù hợp 100% với luật Ba Lan".
Ba Lan và Nga chia sẻ với nhau một lịch sử đầy phức tạp. Hồng quân Liên Xô đă từng giúp giải phóng Ba Lan khỏi tay lực lượng phát xít Đức nhưng Warsaw cũng cáo buộc Liên Xô đàn áp quân đội ngầm của họ.
Cuộc tranh căi mới nhất nói trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Ba Lan đang rất căng thẳng, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine .
Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga. Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan cũng thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ Nga, cáo buộc Nga can thiệp vào t́nh h́nh xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga.
Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đă thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine.
Ba Lan được ví như “tiền đồn” chống Nga của NATO.
therealrtz © VietBF