Mỹ đang là điểm thu hút của các đại gia TQ. Hiện tiền và bất động sản TQ không c̣n thời hoàng kim đang lao dốc nên họ đang t́m kênh đầu tư an toàn và sinh lời hơn. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Bất động sản Mỹ đang trở thành thiên đường trú ẩn cho các nhà đầu tư Trung Quốc, đặc biệt là đối với các công ty bảo hiểm
Theo trang tin tài chính The Street (Mỹ), trong cơn khát t́m nơi “hạ cánh” đáng tin cậy giữa lúc nền kinh tế thứ 2 thế giới hụt hơi, các nhà đầu tư Trung Quốc, nhất là công ty bảo hiểm, đang đổ tiền vào bất động sản (BĐS) ở Mỹ.
Khách sạn Waldorf Astoria ở TP New York - Mỹ đang thuộc sở hữu của Công ty Bảo hiểm Anbang (Trung Quốc) Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Chuyên gia BĐS quốc tế dày dặn kinh nghiệm Edward Mermelstein cho biết các cơ quan tài chính và đại gia Trung Quốc đang hướng tới những BĐS có thể sinh lợi, thay v́ mua BĐS xa hoa phục vụ mục đích sử dụng cá nhân như trước. Đặc biệt kể từ tháng 8 vừa qua, khi Bắc Kinh đột ngột phá giá đồng nhân dân tệ và thị trường chứng khoán trượt dốc không phanh, thị trường BĐS Mỹ chứng kiến sự quan tâm tích cực và đột biến từ giới đầu tư Trung Quốc. Không chỉ Mỹ, cư dân châu Âu cũng đang ngờ vực trước việc các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng sốt sắng thâu tóm tài sản tại địa phương ḿnh.
Theo Công ty Kiểm toán toàn cầu KPMG, số tiền các nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra để mua BĐS ở nước ngoài đă tăng 11% lên khoảng 120 tỉ USD trong năm 2014. Một báo cáo mới của KPMG nhận định thị trường BĐS nước ngoài thu hút sự quan tâm của công ty đến từ những ngành công nghiệp khác ở Trung Quốc, nhất là lĩnh vực bảo hiểm. Điều này thể hiện rơ qua thương vụ đ́nh đám của Công ty Bảo hiểm Anbang (Trung Quốc) - bỏ ra 1,95 tỉ USD để mua khách sạn Waldorf Astoria ở TP New York - Mỹ.
Tuy nhiên, theo báo Global Times (Trung Quốc), phần lớn khoản đầu tư nước ngoài của giới đầu tư nước này đều không đạt thành công như kỳ vọng. Giới chuyên gia cho rằng t́nh trạng thiếu kinh nghiệm đầu tư nước ngoài cũng như sự đối lập chính trị ở nhiều nước là nguyên nhân chính. Trong khi đó, đáng chú ư là chính phủ Trung Quốc không muốn ḍng vốn chạy ra khỏi nước này quá nhiều. Ông Tailan Chi, giáo sư thương mại quốc tế Trường ĐH Kansas (Mỹ), nhận định: “Bắc Kinh muốn có sự cân bằng. Thứ nhất họ muốn mở cửa thị trường vốn một cách từ từ để có thể nói rằng đồng nội tệ do thị trường định đoạt. Thứ hai, họ muốn ngăn chặn những ḍng tiền lớn chạy ra nước ngoài - t́nh trạng sẽ đẩy giá trị đồng nhân dân tệ lên xuống quá nhanh”.
Một khảo sát các nhà kinh tế học do đài CNN (Mỹ) tiến hành cho thấy đến cuối năm nay, đồng nhân dân tệ có thể giảm giá 2,8% so với USD và tiếp tục đi xuống trong năm sau. Chuyên gia Jianguang Shen tại Công ty Chứng khoán Mizuho (Mỹ) cho rằng việc nhân dân tệ mất giá mạnh nữa sẽ châm ng̣i cho làn sóng rút. Theo hăng tin Bloomberg, giới đầu tư Trung Quốc lo ngại các biện pháp giải cứu thị trường và nền kinh tế của chính phủ sẽ không phát huy tác dụng.
Chỉ số Shanghai Composite hôm 15-9 khép lại ngày giao dịch với mức giảm 3,5%. Nếu tính luôn ngày giao dịch hôm 14-9 th́ chỉ số này có 2 ngày sụt giảm mạnh nhất trong ṿng 3 tuần với tổng mức giảm là 6,1%. Dẫn đầu phiên giảm điểm này là cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa cơ bản và công nghệ. Khoảng 14 cổ phiếu mất giá th́ mới có 1 cổ phiếu tăng giá. Theo số liệu công bố ngày 14-9, các quỹ đầu tư chứng khoán Trung Quốc mất 44% giá trị vào thời điểm cuối tháng trước so với tháng 7.
Thu Hằng