Tuổi cao sức yếu, nhiều người già không tránh khỏi những cơn bạo bệnh. Trải qua bệnh tật, người th́ vẫn khỏe mạnh, người th́ ốm liệt giường. Nhưng đáng nói ở đây là có những người bị tai biến nhưng vẫn vui sống và yêu đời.
Người vợ vẫn hài hước rằng ông Dèn sáng tác bài hát tốn dầu hỏa lắm, v́ dù nhà nghèo nhưng lúc nào cũng phải trữ sẵn dầu để ông thức đêm trau chuốt cho những đứa con tinh thần.
Ngôi nhà nhỏ của ông Lương Văn Dèn (xă Thanh Long, Văn Lăng, Lạng Sơn) nằm trên sườn núi, cách biên giới Việt - Trung gần một giờ đi bộ. Nơi đây xanh mướt những thửa ruộng bậc thang, những cánh rừng hồi, rừng thông. Năm nay 72 tuổi, đi lại phải dùng chiếc gậy gỗ, nhưng ông Dèn vẫn c̣n minh mẫn.
Cơn tai biến năm 2012 đă khiến ông bị lạc giọng, muốn làm việc ǵ phải dùng tay, nhờ đến bút giấy hoặc thông qua vợ “phiên dịch”. Thế nhưng nhắc tới những bài then, sli, ông lại gơ gơ tay xuống bàn và nhẩm hát theo giai điệu.
Từ ngày bị tai biến, nói không rơ, mỗi khi sáng tác ông Lương Văn Dèn đều ghi lời, nhạc ra giấy và gơ nhịp trên nền nhạc dân ca Tày, Nùng. Ảnh: Hồng Vân.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo khó, những bài then cổ, hát lượn, phong slư của người Tày, hát sli của người Nùng đă nuôi dưỡng tâm hồn ông từ tấm bé. Thời trai trẻ, mỗi dịp lễ hội, vui xuân, ông lại cùng nam nữ thanh niên thôn bản hát sli đối đáp thâu đêm.
Từ năm 1980, ông về xă Thanh Long làm công tác văn hóa thông tin, nhờ đó có điều kiện đi sâu t́m hiểu thêm về dân ca người Tày, Nùng. Ông bắt đầu sáng tác những bài then ca ngợi quê hương Thanh Long.
Sau đó, ông tham gia một khóa học nhạc ngắn hạn. Mỗi khi sáng tác ông đều ghi lại lời, c̣n ngôn ngữ nhạc lư, ông viết theo dạng để cho ḿnh biết là chính. Các sáng tác ông ghi lại trong quyển sổ tay. Qua bao năm tháng, vài trang sổ cũ bị rách, ông lại tỉ mỉ khâu dán lại, mỗi ngày dành chút thời gian nhẩm theo lời.
Ngoài tự sáng tác hàng trăm bài hát, ông c̣n bỏ công sưu tầm. Khi c̣n công tác, ban ngày đi làm, buồi chiều về ông tranh thủ đi hết làng trên bản dưới ghi chép những làn diệu dân ca Tày, Nùng. Biết tin người nào c̣n thuộc, c̣n nhớ, không quản ngại đường xá xa xôi ông đều cuốc bộ tới gặp họ để t́m hiểu, tham khảo. Nhiều hôm, mải mê ghi chép, măi tới khuya ông mới về đến nhà.
Để ông toàn tâm toàn ư cho việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, vợ ông, bà Hoàng Thị Mít (73 tuổi) lặn lội sớm khuya nuôi 9 người con khôn lớn. Bà cũng đam mê dân ca nên rất ủng hộ ông sưu tầm, sáng tác bài hát. “Ông ấy sáng tác tốn dầu hỏa lắm, nhà nghèo nhưng lúc nào cũng phải sẵn dầu cho ông thức đêm”, bà Mít hài hước nhắc lại chuyện cũ.
Thanh Long là xă khó khăn của huyện Văn Lăng, vào những năm 80 của thế kỷ trước, dân cư sinh sống phân tán theo sườn núi dọc biên giới Việt - Trung, nhiều người không biết nói tiếng phổ thông. Ông Dèn đă sử dụng những bài hát do ḿnh sáng tác, đặt lời theo làn điệu then, lượn, sli, phong slư để người dân được tiếp cận với chủ trương của Nhà nước.
Từ ngày bị tai biến, ông sáng tác bằng cách dùng bút giấy ghi lại lời và nốt nhạc, cây đàn tính trở thành người bạn đồng hành. Gặp hôm thời tiết thất thường, tay chân đau mỏi, ông lại nhờ con trai đánh đàn tính cho nghe, đoạn nào chưa đúng ư th́ ông sửa lại.
Ông Dèn và vợ lần giở trang sổ cũ nhẩm lại những điệu hát đă sáng tác. Ảnh: Mây Hồng.
Sáng tác của ông Dèn gần gũi, giản dị, ca từ mộc mạc dựa trên chất liệu âm nhạc dân tộc nên dễ nhớ, dễ thuộc. Hiện nay, nhiều ca khúc của ông vẫn được bà con thôn bản thường xuyên ca hát trong cuộc sống hàng ngày và trong các buổi hội diễn văn nghệ của làng, xă.
Ông Lương Thanh Hải, Phó trưởng Pḥng Văn hóa Thông tin huyện Văn Lăng cho biết, những sáng tác của ông Dèn rất phổ biến, từng đoạt giải cao trong các cuộc thi tiếng hát công - nông - binh, văn nghệ nông dân... cấp tỉnh. Chính giai điệu quen thuộc dân ca Tày, Nùng dễ đi vào ḷng người trong từng câu, chữ đă góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc.
Tinh thần phấn chấn, ông Dèn gơ nhịp cùng vợ ngân nga bài hát về người nông dân đoàn kết xây dựng quê hương do ḿnh sáng tác: “Người nông dân đoàn kết một ḷng, góp công xây dựng ruộng đồng mến yêu. Người nông dân sớm sớm chiều chiều đổi mới xóa đói giảm nghèo dân ḿnh ấm no, đời chúng ḿnh tự do. Anh tay cày, em tay cấy, cuốc đất đào mương bội thu lúa ngô đầy nhà, vui mừng hát ca. Đời chúng ḿnh nở hoa”.
Hi vọng câu chuyện của cụ ông này sẽ là tấm gương và niềm hi vọng sống cho nhiều người cùng hoàn cảnh.