Vietbf.com - Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đă được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đă phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Đă bảy thập kỉ đă trôi qua sau sự kiện Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản nhưng một cựu chiến binh 99 tuổi vẫn không từ bỏ sứ mệnh của cuộc đời ḿnh, đó là đảm bảo chiến tranh hạt nhân sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa, mà v́ sao Hoa Kỳ vẫn giữ im lặng? .
Mây nguyên tử trên bầu trời Hiroshima, ngày 06/08/1945./REUTERS/U.S. Army/Hiroshima Peace Memorial Museum
Nhật Bản tưởng niệm 70 năm Hiroshima bị dội bom A, Tiến triển của điều tra MH370, và Pháp – Nga đạt thỏa thuận không giao chiến hạm là những chủ đề chính trên các mặt báo Pháp số ra ngày 07/08/2015.
Hôm qua, 06/08/2015, người dân thành phố Hiroshima đă tụ về công viên Ḥa B́nh làm lễ tưởng niệm các nạn nhân của bom nguyên tử. Vào ngày đó, cách đây đúng 70 năm, vào 8 giờ 15 phút, chiếc máy bay ném bom của Hoa Kỳ Enola Gay đă thả quả bom mang tên « Little Boy » đánh dấu « ngày tận thế » tại Hiroshima, và ba ngày sau đó là Nagasaki. Ngay sau khi trái bom đầu tiên được thả và phát nổ, 75.000 người đă bị thiệt mạng tại chỗ và hàng chục ngàn người chết dần chết ṃn những tháng sau đó, chưa kể đến những người sống sót nhưng phải chịu đựng những đớn đau dai dẳng về thể xác lẫn tinh thần.
Trước các phái đoàn đến từ 100 quốc gia, để tưởng nhớ đến 140.000 nạn nhân, bao gồm Nhật Bản, lao động cưỡng bức người Trung Quốc và Triều Tiên và các tù binh Mỹ, thị trưởng thành phố Hiroshima Kazumi Matsui mong muốn mỗi người « nghiêng ḿnh kính cẩn tinh thần các ‘hibakusha’ », những người sống sót trong trận bom nguyên tử đó.
Đối với L’Humanité, « Cả thế giới đều nhớ đến Hiroshima» nhưng ngoại trừ Hoa Kỳ. Bởi v́ cho đến giờ « Nước Mỹ vẫn giữ im lặng về Hiroshima » như nhận xét của Le Monde. 70 năm trôi qua nhưng Washington không dự trù một lễ kỷ niệm nào vụ thả quả bom A đầu tiên. Đối mặt với giai đoạn bi thảm đó của Lịch sử, hơn bao giờ hết sự im lặng vẫn đang ngự trị tại Mỹ.
Sự im lặng đó được nhận thấy nhân chuyến công du Washington của Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng 4 vừa qua. Khi nhắc đến cuộc xung đột quá khứ giữa hai bên, Thủ tướng Nhật Bản chỉ nói về những cuộc chiến quy ước như trận Trân Châu Cảng, trận chiến biển San hô (Coral) và trận Iwo Jima mà không hề nghe nhắc đến hai thành phố thảm họa Hiroshima và Nagasaki.
Bản thân người dân Hoa Kỳ cho đến giờ vẫn cho rằng việc sử dụng bom ngưyên tử năm 1945 là điều tất yếu, thậm chí cần thiết nữa, bất chấp những khoản chi phí oằn lưng người dân Nhật Bản. Các sử gia Mỹ vẫn có những cách nh́n trái ngược nhau về thời điểm tang thương đó của Nhật Bản. Câu hỏi đặt ra v́ sao cho đến giờ Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ im lặng về hai sự kiện đó ? Theo phân tích của Le Monde, đương nhiên sự im lặng bị áp đặt do bởi một có một sự đồng thuận lớn đang chiếm ưu thế tại Hoa Kỳ liên quan đến vũ khí hạt nhân, hiện đang trở thành một yếu tố trọng yếu về vị thế địa chính trị của Hoa Kỳ.
Thỏa thuận hạt nhân đạt được vào ngày 14/07 vừa qua giữa Hoa Kỳ và các cường quốc khác với Iran không ngoài mục tiêu nào khác là duy tŕ hiện trạng mà các thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng như một số quốc gia hiếm hoi khác (Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Israel, Pakistan) đang có. Bốn quốc gia sau đă có thể phá vỡ sự cảnh giác của câu lạc bộ lớn kép kín và tránh né được những rào cản ngoại giao được dựng lên để chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân.
Thậm chí lợi ích chung đó c̣n cho phép những tháng gần đây một có sự hợp tác với Matxcơva. Bởi v́, theo phân tích của nhật báo, cho dù giữa Mỹ và Nga vẫn c̣n tồn tại nhiều điểm tranh chấp, từ hồ sơ Syria cho đến Ukraina, nhưng cả hai bên vẫn có thể dẹp qua một bên những bất đồng để đạt một thỏa thuận ḥng cùng giữ vị thế cường quốc hạt nhân. Và sự đồng thuận đó không chỉ có trong lănh vực vũ khí hạt nhân mà cả trong hạt nhân dân sự.
Minh Anh