Đại dương luôn là một ẩn số lớn với loài người. CÓ những thứ xuất hiện mà không thể giải thích nổi tại sao. Để khám phá được những điều này, chúng ta đă mất nhiều năm, nhiều công sức, và kết quả đem lại cũng chỉ là con số không.
Đại dương chiếm đến ¾ diện tích bề mặt Trái đất mà chúng ta đang sống. Có một sự thật đáng ngạc nhiên hơn đó là số người từng đặt chân lên Mặt trăng c̣n nhiều hơn số có thể chạm đến nơi sâu thẳm nhất dưới đại dương.
Theo ước tính đến thời điểm hiện tại, loài người mới chỉ khám phá được khoảng 1% diện tích đáy biển. Bí ẩn vẫn đang bao bọc đáy đại dương khỏi sự t́m hiểu của chúng ta.
1. Âm thanh đáng sợ dưới đáy biển - The Bloop
Năm 1997 tại ngoài khơi vùng biển Bắc Mỹ, đầu thu sóng địa chấn trong nước của các nhà khoa học biển nhận được một luồng âm thanh cực lớn có tần số vô cùng thấp.
Điều bí ẩn là cách đó hơn 3.000 dặm (khoảng 4.987.900 km), cũng chính xác thời điểm đó, một trạm nghiên cứu khác cũng nhận được tín hiệu âm thanh nói trên. Người ta gọi ẩn số này là "The Bloop".
Âm thanh này được khẳng định là không thể được tạo ra bởi con người. Nhưng vài nghiên cứu đă chỉ ra không hề có điểm tương đồng nào giữa âm thanh đó với những địa chấn thường thấy dưới đáy biển như núi lửa.
Phần lớn người khác lại tin rằng, dưới đáy biển mênh mông kia tồn tại những loài sinh vật với kích cỡ khủng khiếp mà chúng ta chưa thể nào tiếp cận và một trong đó đă tạo ra The Bloop.
Sinh vật biển khổng lồ mà nhiều người nghi ngờ đó là một chú cá voi xanh. Tuy nhiên, âm thanh của cá voi xanh - động vật lớn nhất được phát hiện cho đến thời điểm này – chỉ có thể được ghi nhận trong ṿng 1.000 dặm, tức là 1/3 khoảng cách mà âm thanh The Bloop có thể truyền đi.
Thêm nữa, chiều dài của một con cá voi xanh là 34m, gấp 3 lần chiều dài của một chiếc xe buưt nhưng có vẻ vẫn chưa là ǵ so với sinh vật khổng lồ kia.
Minh họa so sánh kích gỡ của cá voi xanh và The Bloop.
Thậm chí, có thời điểm "The Bloop" được gắn với huyền thoại quái vật hồ Lochness. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, chính hiện tượng tan chảy núi băng ở điểm cực là nguyên nhân tạo ra âm thanh ḱ dị nói trên.
Bởi vào năm 2008, trong quá tŕnh theo dơi tảng băng trôi khổng lồ A53a sắp tan gần đảo South Georgia, h́nh bóng của âm thanh "The Bloop" lại xuất hiện.
Bạn có tưởng tượng nổi kích cỡ khổng lồ của chủ nhân âm thanh đáng sợ này?
Kết quả thu âm cho thấy, tiếng nứt găy của những tảng băng lớn trên biển có tiếng tương tự và đủ mức cường độ âm để truyền đi xa ở khoảng cách 5.000 km. Tuy nhiên, câu trả lời này không đủ làm thỏa măn những người hiếu ḱ bởi rất nhiều người vẫn tin vào sự hiện diện của một thủy quái biển phát ra âm thanh "The Bloop".
2. Vật bí ẩn tại biển Baltic
Vào khoảng năm 2011, trong quá tŕnh săn lùng xác tàu đắm, một nhóm thám hiểm đă phát hiện ra vật thể lạ ở độ sâu 75m dưới đáy biển Baltic. Nhờ thiết bị t́m kiếm, họ nhận thấy vật thể này có cấu trúc giống như một chiếc phi thuyền.
Theo dự đoán, vật thể lạ này có tuổi thọ lên tới 14.000 năm tuổi.
Theo quan sát ghi nhận đươc, vật thể có h́nh tṛn với đường kính lên đến 60m, dày 3 - 4m, trên bề mặt có nhiều đường rănh, đặc biệt là có cả 2 cấu trúc giống như bậc thang dẫn lên trên.
Điểm lạ là khi thám hiểm đáy biển trong phạm vi 200m quanh vật thể, không một thiết bị hiện đại nào như điện thoại vệ tinh, camera hoạt động. Các thiết bị điện tử này chỉ hoạt động trở lại khi ra xa khỏi vật thể đó.
Những bậc thang bí ẩn của vật thể lạ.
Nhiều người đồn thổi rằng, vật thể này chính là phi thuyền của người ngoài hành tinh. Xong người khác th́ cho rằng, vật thể chỉ là một sản phẩm của tự nhiên, h́nh thành do biến đổi địa chất và tác động bào ṃn của nước biển. Tuy vậy, sự thật về vật thể lạ này vẫn đang được các chuyên gia tiến hành nghiên cứu.
3. Vi khuẩn dưới đáy đại dương
Ở độ sâu 304,8m dưới đáy biển các nhà khoa học cho rằng, không tồn tại một loại vi khuẩn nào nhưng họ đă lầm. Bằng cách khoan lớp bùn đất, các chuyên gia đă phát hiện một số vi khuẩn đă ăn những thức ăn c̣n sót lại từ hàng triệu năm trước.
Sinh vật vẫn tồn tại ở những nơi tưởng chừng như không thể
Các nghiên cứu hiện nay chưa thể đưa ra kết luận chính thức, nhưng các khoa học gia tin rằng những vi khuẩn này có thể tồn tại là nhờ vào lượng cặn bă c̣n dư từ quá tŕnh phân hủy động vật hàng triệu năm trước.
Bên cạnh đó, giới khoa học c̣n phát hiện ra số lượng lớn vi khuẩn kí sinh trên lớp vỏ dưới đáy đại dương. Theo đó, ở tầng đáy đại dương tồn tại một lượng vi khuẩn gấp 3-4 lần các tầng nước phía trên.
Các nhà nghiên cứu băn khoăn làm thế nào mà nhiều loài sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh ở vùng nước đáy đại dương này.
VietBF©Sưu Tầm